Bài 17 – Hóa học 10: Sự biến đổi của năng lượng enthalpy trong các phản ứng hóa học.

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Hóa học 10 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Giải Hóa 10 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81→88 thuộc Chương 5 Hóa 10.

Hóa 10 Bài 17 trang 81→88 sách Kết nối tri thức được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 81→88 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

Câu hỏi 1: Khi đun nóng ống nghiệm đựng KmnO4 (thuốc tím), nhiệt của ngọn lửa làm cho KMnO4

Xem thêm:  "Bài 19 Hóa học lớp 10: Đánh giá tốc độ phản ứng"

Bị nhiệt phân, tạo hỗn hợp bột màu đen:

KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Gợi ý đáp án

Khi đung nóng ống nghiệm đựng KMnO4 ( thuốc tím), nhiệt của ngọn lửa làm cho KMnO4 bị nhiệt phân. Phản ứng đốt cháy cồn (trong đèn cồn – cung cấp nhiệt) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng nhiệt phân KMnO4 là phản ứng thu nhiệt.

II. Biến thiên enthalpy của phản ứng

Câu 1. Nhiệt độ trên nhiệt kế thay đổi như thế nào sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc? Phản ứng trung hòa là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

Câu 2. Trong thí nghiệm trên, nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ thay đổi như thế nào so với thí nghiệm trên?

Gợi ý đáp án

Câu 1. Phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Nhiệt độ đo được (HCl) lúc ban đầu thấp hơn so với nhiệt độ sau phản ứng

=> Phản ứng trung hòa là phản ứng tỏa nhiệt

Câu 2. Nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ tăng chậm hơn.

Câu 3: Phản ứng tôi vôi tỏa ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Hãy nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi.

Gợi ý đáp án

Không để vôi tôi tiếp xúc với các bộ phận trên cơ thể, mặc đầy đủ trang phục bảo hộ. Cần chuẩn bị các biện pháp giảm nhiệt tỏa ra.

Xem thêm:  Bài 13 Hóa học lớp 10: Enthalpy tạo thành và thay đổi enthalpy trong phản ứng hóa học.

III. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạp thành

Câu 1: Cho phản ứng:

C(kim cương) → C(graphite) ΔrHo298 = −1,9kJ

a) Ở điều kiện chuẩn, kim cương hay graphite có mức năng lượng thấp hơn?

b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO2(g): C(s) +O2 → CO2(g). carbon ở dạng kim cương hay graphite?

Gợi ý đáp án

a) Phản ứng: kim cương ⟶ graphite có ΔrHo298 = −1,9kJ chứng tỏ phản ứng xảy ra tỏa ra nhiệt lượng là 1,9kJ.

⇒ Dạng graphite có mức năng lượng thấp hơn.

b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO2(g): C(s) + O2(g) → CO2(g). Carbon ở dạng graphite.

Câu 2: Từ bảng 17.1, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:

C2H6(g) + 7/2O2 → 2CO2(g) + 3H2O(l) (t)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:

-393,5 + (-285) – [-84,7+0] = – 593,8 kJ.

IV. Tính biên thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

Câu 1:

a) Cho biết năng lượng liên kết các phân tử O2, N2 và NO lần lượt là 494kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

b) Giải thích vì sao nitrogen chỉ phản ứng với oxyden ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa điện.

Gợi ý đáp án

a) ΔrHo298 = [Eb(N≡N).1+Eb(O=O).1] − Eb(NO).2 = [945.1 + 494.1] – 607.2 = 225 (kJ)

Xem thêm:  Bài số 17 môn Hóa học lớp 10: Halogen - Nguyên tố và đơn chất.

b) Trong N2, liên kết giữa 2 nguyên tử là liên kết ba – một loại liên kết bển, cần 1 năng lượng rất lớn để phá vỡ liên kết đó.

=> N2 khá trơ về mặt hóa học và chỉ phản ứng với oxy khi có nhiệt đô cao hoặc có tia lửa điện

Câu 2: Từ số liệu năng lượng liên kết ở bảng 12.2, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết, biết sản phẩm phản ứng đều ở thể khí.

Gợi ý đáp án

C4H10 + 13/2O2 → 4CO2 + 5H2O

Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết:

3.346+10.418+13/2.494 – 4.2.732 – 5.2.459 = -2017 kJ

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập