Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo

Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 gồm 8 đề ôn thi, là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Đề ôn thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Đề ôn thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là TOP 8 Đề ôn thi học kì 2 Văn 7 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bộ đề ôn thi cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Ca dao.
B. Tục ngữ.
C. Vè.
D. Câu đố .

Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản?

A. Thơ tự do.
B. Thơ ngũ ngôn.
C. Thơ lục bát.
D. Thơ song thất lục bát.

Câu 3. Nội dung của văn bản là gì?

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu.
C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ.
D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ .

Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề gì ?

A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu đôi lứa.
D. Tình yêu thương con người.

Câu 5. Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì?

A. Núi Tản Viên.
B. Biển Đông .
C. Núi Thái Sơn.
D. Núi Hồng Lĩnh.

Câu 6. Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?

A. Công cha.
B. Nghĩa mẹ.
C. Thờ mẹ.
D. Thái sơn.

Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản?

A. Liệt kê.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.

Câu 8. Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào??

A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao.
B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.
C. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc.
D. Tất cả đều đúng

Câu 9. Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên?

Câu 10 . Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 C 0,5
3 B 0,5
4 A 0,5
5 C 0,5
6 D 0,5
7 B 0,5
8 D 0,5

9

– HS kể được : (Giáo viên linh hoạt chấm cho học sinh)

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

1,0

10

Bài học rút ra:

– Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn trời biển cha mẹ dành cho ta rất lớn.

– Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về tinh thần tự học

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3,0

– Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức.

– Giải thích khái niệm tự học:

+ Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài.

+ Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.

– Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

+ Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.

+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

– Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

– Phên phán một số người không có tinh thần tự học.

– Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

– Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm học 2022 - 2023 (Sách mới) được viết lại như sau:Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm học 2022 - 2023 (Sách mới)

Đề ôn tập học kì 2 Văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:

Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.

(Trích Hương khúc – Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. Tự sự và thuyết minh.
B. Tự sự và nghị luận.
C. Tự sự và miêu tả.
D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?

A. Người mẹ.
B. Bà và mẹ.
C. Tôi và bà.
D. Tôi và mẹ.

Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất .
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.

Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?

A. Rau khúc và bột nếp.
B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh.
C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn.
D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.

Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.
B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.
C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.
D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.

Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?

A. Nấu.
B. Rán.
C. Nướng
D. Xào.

Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.
B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.
C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.
D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.

Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.
D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

Xem thêm:  Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm học 2022 - 2023 sách Cánh diều.

Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

Phần II. Viết (4 điểm)

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 A 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
5 B 0,5
6 A 0,5
7 A 0,5
8 D 0,5

9

– HS nêu được sự đặc biệt của món bánh khúc

1,0

10

– HS nêu được tình cảm của người cháu dành cho bà, của người thưởng thức dành cho người làm bánh.

1,0

Đáp án phần II

Hình thức

Bố cục đủ 3 phần MB-TB-KB

Phần thân bài chia đoạn hợp lý theo luận điểm

Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả

0.5 đ

Kĩ năng

Đúng kiểu bài văn nghị luận: Luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng lý lẽ phù hợp, lập luận chặt chẽ…

0.5 đ

Nội dung

A/ Mở bài:

– Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.

B/ Thân bài

– Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau.

– Thực trạng:

+ Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay

+ Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc

+ Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game.

– Nguyên nhân:

Chủ quan:

+ Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi.

+ Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu…

Khách quan:

+ Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách

+ Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách…

+ Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này

– Hậu quả:

+ Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau…

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ…

– Biện pháp:

+ Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả.

+ Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại.

+ Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách…

3/ Kết bài

– Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp…

– Mở rộng, kết luận lại vấn đề.

0.25 đ

0.25 đ

0.25 đ

0.5 đ

0.5 đ

0.5 đ

0.25 đ

Sáng tạo

– Có những dẫn chứng thuyết phục; lập luận thuyết phục, chặt chẽ; có thêm luận điểm mở rộng…

0.5 đ

………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề ôn học kì 2 Ngữ văn 7 CTST

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập