Chính tả bài Nói ngược trang 154

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Chính tả bài Nói ngược trang 154

Chính tả Nói ngược giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời 3 câu hỏi SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 154, 155. Đồng thời, cũng giúp các em biết cách phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.

Qua đó, các em sẽ biết cách viết đúng chính tả, trình bày thật đẹp để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Chính tả tuần 34 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 154, 155

Câu 1

Nghe – viết:

Nói ngược

Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Thóc giống cắn chuột trong bồ,
Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.
Chim chích cắn cổ diều hâu,
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

Xem thêm:  Mở rộng khả năng sử dụng từ vựng và cấu trúc câu: Khám phá du lịch trên trang 105.

VÈ DÂN GIAN

Câu 2

Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Vì sao ta cười khi bị người khác cù?

Để (dải/rải/giải/giãi) đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham (ra/gia/da) thí nghiệm và (rùng/dùng) một thiết bị theo (dõi/giõi/rõi/giõi) phản ứng trong bộ (nảo/não) của từng người. Kết (quã/quả) cho thấy bộ (não/nảo) phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ (não/nảo) sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không (thể/thễ) đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.

Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI

Trả lời:

Vì sao ta cười khi bị người khác cù?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.

Xem thêm:  Ôn tập giữa học kì II trang 95 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI

Bài tập Chính tả Nói ngược

Câu 1: Chọn các từ viết đúng chính tả để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Vì sao người ta cười khi bị người khác cù?

Để (dải /rải/ giải /giãi) đáp câu hỏi này, một nhà nghiêng cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham (ra/ gia /da) thí nghiệm và (rùng/ dùng ) một thiết bị theo (dõi /giỏi/ /rõi/ giõi) phản ứng trong bộ (nảo/ não) của từng người.

Đáp án:

Vì sao người ta cười khi bị người khác cù?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiêng cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người.

Câu 2: Chọn các từ viết đúng chính tả để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Kết (quã/ quả ) cho thấy bộ (nảo/ não) phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ (não /nảo) sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không (thễ/ thể) đoán trước được thứ tự của hoạt động, ta sẽ bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.

Đáp án:

“Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước được thứ tự của hoạt động, ta sẽ bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.”

Xem thêm:  Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 48

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập