Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước ta. Vậy Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tổng hợp những giá trị tinh thần (hệ tư tưởng, văn hóa, chính trị xã hội, tính cách, lối sống, cách ứng xử…) tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi dân tộc đều có một nét đẹp, một truyền thống riêng.

Những giá trị truyền thống còn hình thành những thói quen sống, suy nghĩ tốt đẹp với mỗi cá nhân, nhất là thế hệ trẻ. Đây là tiền đề quan trọng để con người sống tốt, có ích hơn cho xã hội, cho đất nước.

Giá trị truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác mang ý nghĩa tích cực. Đó cũng là sức mạnh để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đối mặt với những kẻ thù xâm lăng trên mọi mặt trận. Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Việt Nam luôn tự hào là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp, những truyền thống tốt đẹp ấy luôn được giữ gìn và phát huy từ thời cha ông cho đến ngày nay, nổi bật có thể kể đến như:

Xem thêm:  Phân tích 4 câu đầu bài Thương vợ hay nhất (6 Mẫu) - Văn 11

– Truyền thống yêu nước: Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, nhân dân ta cho thấy một lòng yêu nước mãnh liệt. Truyền thống ấy được con cháu những đời sau lưu truyền lại qua các thế thệ sau từ thuở lọt lòng thông qua những câu ca, lời ru, tiếng hát. 

Lòng yêu nước luôn ở sẵn trong trái tim của mỗi con người. Vào những lúc tổ quốc cần, nó sẽ bùng phát lên một cách dữ dội. Việc mà chúng ta cần làm chính là gìn giữ cho tinh thần yêu nước ấy luôn được sống mãi với thời gian.

– Truyền thống tôn sư trọng đạo: Nước ta có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh những người lái đò hằng năm. Một người làm thầy dù ở đâu cũng đáng nhận được sự tôn trọng. 

– Truyền thống hiếu học: Truyền thống này thể hiện một cách rõ ràng nhất ở những nơi vùng sâu, vùng xa, khi điều kiện cơ sở vật chất còn vô cùng khó khăn. Những đứa trẻ phải đi xa hàng cây số, vượt qua mấy con suối, con mương mới có thể tới trường học chữ. 

– Truyền thống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn đặt chữ “hiếu” làm cốt lõi phát triển của một con người. Bố mẹ hiếu thảo với ông bà, con cái nhìn vào đó cũng lấy điều đó làm gương mà trở thành một người sống có tình nghĩa và giàu lòng nhân ái.

Xem thêm:  Bộ đề ôn thi môn tiếng Anh lớp 5 lên lớp 6 - Thư viện Đề Thi - Đáp Án

– Truyền thống về văn hoá dân tộc như truyền thống áo dài, các nghề truyền thống như làng nghề tơ lụa, nghề thêu, nghề gốm,…; truyền thống về nghệ thuật như tuồng chèo, cải lương, dân ca.

Có thể thấy rằng nước ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp cần được lưu giữ và phát huy, Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Vì sao chúng ta cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng giá trị, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hoà nhập vào cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách của mình trên cơ sở tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.

Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới, mở cửa, giao lưu rộng rãi với các nước, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thông, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị văn hoá tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam.

Xem thêm:  Bài Thơ Về Cây Lúa, Mùa Gặt Lúa ❤Tuyển Tập 55+ Bài Hay Nhất

Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người trong đó có thế hệ học sinh. Mặc dù còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng các em học sinh cũng có thể có những hành động, việc làm giúp giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cụ thể như:

– Hiếu thảo, nghe lời ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô,…

– Thể hiện tình đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập;

– Cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

– Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian. Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha ông.

– Phải lưu giữ mỗi truyền thống đó trong mỗi con người chúng ta: Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè. Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ.

– Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giàng chủ quyền lãnh thổ: Tìm các văn bản pháp lý, về việc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, luôn cảnh giác, tố cáo ngay những đơn vị có hành vi xấu, ảnh hưởng đến xã hội, đến nhà nước. Tự nguyên xung phong nhập ngũ, không trốn tránh trách nhiệm.

– Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: Ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học-Tập