Đề 55-56 khoa học lớp 4: Tổng hợp kiến thức về vật chất và năng lượng.

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Khoa học lớp 4 Bài 55-56: Ôn tập: Vật chất và năng lượng

Giải bài tập Khoa học 4 Bài 55-56: Ôn tập: Vật chất và năng lượng giúp các em học sinh lớp 4 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, biết cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 trang 110, 111, 112.

Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Khoa học lớp 4 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 55-56: Ôn tập: Vật chất và năng lượng. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải bài tập SGK Khoa học 4 trang 110, 111, 112

Liên hệ thực tế và trả lời

1. So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn dựa trên bảng sau:

Nước ở thể lỏng

Nước ở thể khí

Nước ở thể rắn

Có mùi không?

Có nhìn thấy bằng mắt thường không?

Có hình dạng nhất định không?

Trả lời:

Nước ở thể lỏng

Nước ở thể khí

Nước ở thể rắn

Có mùi không?

Không

Không

Không

Có nhìn thấy bằng mắt thường không?

Có hình dạng nhất định không?

Không

Không

Xem thêm:  Khoa học lớp 4 Bài 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa

2. Vẽ lại sơ đồ sau vào vở rồi điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp.

Trả lời:

Sơ đồ

3. Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ?

Trả lời:

Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.

4. Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt.

Trả lời:

Ví dụ: Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.

5. Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách?

Ngồi học

Trả lời:

Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.

6. Rót vào hai chiếc cốc giống nhau một lượng nước lạnh như nhau (lạnh hơn không khí xung quanh). Quấn một cốc bằng khăn bông. Sau một thời gian, theo bạn cốc nước nào còn lạnh hơn ? Giải thích lí do lựa chọn của bạn.

Trả lời:

Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.

Xem thêm:  Khoa học lớp 4 Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt

Thực hành

1. Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Trình bày kết quả sưu tầm.

Trả lời:

Học sinh tự sưu tầm

2. Cắm một chiếc cọc ở ngoài trời vào một ngày nắng. Đánh dấu bóng của chiếc cọc sau mỗi giờ. Bóng của chiếc cọc thay đổi như thế nào theo thời gian trong ngày (sáng, trưa, chiều) ? Vì sao bóng của chiếc cọc lại thay đổi?

Chiếc cọc

Trả lời:

Bóng của chiếc cọc thay đổi như sau:

  • Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
  • Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
  • Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.

Bóng của chiếc cọc thay đổi như thế nào theo thời gian trong ngày (sáng, trưa, chiều) khi vị trí của mặt trời thay đổi.

3. Những chứng thí nghiệm được thể hiện trong các hình dưới đây nhằm minh điều gì?

Thí nghiệm

Trả lời:

  • Thí nghiệm 1: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra
  • Thí nghiệm 2: Nước không có hình dạng nhất định
  • Thí nghiệm 3: Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

Lý thuyết Ôn tập: Vật chất và năng lượng

  • Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt.
  • Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.
  • Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách.
  • Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
  • Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí.
  • Nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí Cacbonic, nước tiểu, các chất thải khác.
  • Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
  • Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.
Xem thêm:  Khoa học lớp 4 Bài 21: Ba thể của nước

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập