Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giới hạn nội dung ôn thi kèm theo đề thi minh họa có đáp án giải chi tiết.

Thông qua đề cương ôn thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tải tại đây.

I. Mục tiêu kiểm tra cuối kì 1 HĐTN, HN 7

Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh sau khi tham gia các chủ đề của hoạt động trải nghiệm trong Học kỳ I (Em với nhà trường; Khám phá bản thân; Trách nhiệm của bản thân; Rèn luyện bản thân).

Đánh giá kết quả rèn luyện các năng lực và phẩm chất đã xác định ở từng chủ đề, đặc biệt là năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề và phẩm chất chân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. Hình thức kiểm tra đánh giá đề thi

Trắc nghiệm và tự luận

III. Nội dung kiểm tra đánh giá

Chủ đề 1: Em với nhà trường

+ Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn.

+ Tự hào truyền thống trường em.

Chủ đề 2: Khám phá bản thân

+ Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi

+ Kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân

+ Vượt qua khó khăn.

+ Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm.

Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân

+ Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

+ Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

+ Quản lí chi tiêu

IV. Đề kiểm tra cuối kì 1

Phần I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào những phương án trả lời em lựa chọn (với mỗi câu hỏi có thể lựa chọn nhiều hơn 1 phương án)

Câu 1. Những việc làm nào sau đây thể hiện mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và bạn bè?

A. Chỉ xin ý kiến hoặc nhờ thầy cô chỉ bảo thêm về những vấn đề liên quan tới việc học tập ở trường lớp.
B. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cả trong và ngoài lớp tuỳ theo khả năng của mình.
C. Chỉ tham gia hoạt động với các bạn khi được thầy cô yêu cầu.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.

Xem thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 7 sách Cánh diều

Câu 2. Em biết gì về ngôi trường THCS. Nguyễn Duy Hiệu nơi mình đang theo học?

A. Trường toạ lạc tại số 81 đường Phan Chu Trinh, thành phố Hội An
B. Trường được đặt tên theo tên của chí sĩ yêu nước – cụ Nguyễn Duy Hiệu, quê ở huyện Duy Xuyên.
C. Hiệu trưởng của trường THCS. Nguyễn Duy Hiệu – Hội An hiện nay là cô giáo Nguyễn Thị Tú Trâm.
D. Hiện nay trường THCS. Nguyễn Duy Hiệu có 1 thư viện và được mở cửa vào các ngày thứ hai, tư, sáu trong tuần.

Câu 3. Em sẽ làm gì nếu được giao một bài tập/ dự án trong học tập thuộc vào sở đoản (điểm yếu) của mình.

A.Xin cô giáo/ thầy giáo đổi cho mình một đề bài/ dự án khác đúng theo sở trường của bản thân.
B.Thử tiếp cận đề bài/ đề tài của dự án theo nhiều cách khác mà trước đây chưa từng thử qua, cố gắng tìm cách để cải thiện tốt nhất hiệu quả làm bài.
C. Tìm cách tránh né bài tập/ dự án hoặc đẩy sang cho bạn khác trong nhóm, trong lớp làm.
D. Nhờ các bạn làm hộ bài tập/ dự án đó.

Câu 4. Khi một bạn trong lớp em không hiểu vô tình hay cố ý làm hỏng hộp bút mà em yêu thích nhất, em sẽ xử lí như thế nào?

A.Bực tức ra mặt, quát to vào mặt bạn cho hả giận.
B. Kể cho các bạn khác nghe về việc bạn làm hỏng hộp bút của em với thái độ hằn học, bực dọc.
C. Ngay lập tức đòi bạn phải sửa hoặc đền lại cho mình hộp bút khác.
D. Hỏi lí do vì sao bạn lại làm như vậy và nhẹ nhàng nói cho bạn này biết suy nghĩ của bản thân lúc này. Có thể đi dạo, hít thở sâu để giải toả cảm xúc tiêu cực lúc đó.

Câu 5. Khi biết điểm yếu của một bạn trong lớp, em sẽ làm gì?

A. Chế giễu, đùa cợt điểm yếu của bạn trước các bạn khác.
B. Em sẽ tránh né, không chơi với bạn và chỉ chơi với những bạn có nhiều điểm mạnh.
C. Tìm và nhờ, hoặc giao cho bạn những việc liên quan đến điểm yếu này.
D. Động viên, giúp đỡ bạn không tự ti, không né tránh mà từng bước khắc phục điểm yếu của bản thân.

Câu 6. Nếu nhận được một đơn hàng đồ ăn, thức uống không rõ từ người nào gửi đến trường cho mình em sẽ làm gì?

A. Vui vẻ nhận và chia sẻ đồ ăn, thức uống cho các bạn khác trong lớp.
B. Tuyệt đối không nhận đồ ăn, thức uống này và có thể báo cho thầy cô về những điều bất thường.
C. Nhận đồ ăn, thức uống nhưng không dùng mà mời các bạn khác trong lớp dùng.
D. Nhận đồ ăn, thức uống nhưng không dùng ở trường mà mang về nhà để dùng.

Xem thêm:  Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm học 2022 - 2023 sách Cánh diều.

Câu 7. Nếu em vô tình phát hiện một bạn nữ trong lớp bị một anh lớp trên quấy rối (điện thoại, nhắn tin gạ gẫm, đe doạ, đợi bạn nữ trên đường đi học về để chọc ghẹo…), em sẽ làm gì?

A. Tìm cách báo cho thầy cô hoặc phụ huynh để can thiệp.
B. Né tránh, coi như chưa từng biết việc này để giữ an toàn cho bản thân.
C. Động viên bạn nữ không nên sợ hãi dẫn đến giấu diếm việc bị quấy rối, nhanh chóng báo với ba mẹ, thầy cô về mức độ bị quấy rối để được giúp đỡ.
D. Tìm cách xa lánh bạn nữ để tránh việc bị quấy rối cùng.

Câu 8. Khi có một người bạn mới quen qua mạng xã hội ngỏ ý cho em một số tiền lớn để làm một việc trái với nội quy nhà trường và quy định của pháp luật, em sẽ làm gì?

A. Không nhận lời nhưng giới thiệu cho một bạn khác trong lớp làm để kiếm tiền.
B. Nhận lời làm một lần duy nhất để có được số tiền, sau đó không làm nữa và cắt đứt liên lạc với người này.
C. Từ chối ngay và cắt đứt liên hệ với người này. Cảnh báo với các bạn khác trong lớp, trong trường về người bạn này, cách thức tiếp cận của người bạn này để các bạn khác đề phòng. Tìm cách báo cho ba mẹ, thầy cô hoặc cơ quan công an để được giúp đỡ.
D. Suy nghĩ về lời đề nghị và chưa vội từ chối, vì có thể nhận lời sau.

Câu 9. Em cần làm gì để góc học tập luôn gọn gàng, sạch sẽ?

A. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
B. Khi nào ba mẹ kiểm tra hoặc có khách đến nhà thì mới dọn dẹp cho ngăn nắp, sạch sẽ.
C. Để những vật dùng hay được dùng ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy. Còn những thứ ít được dùng có thể sắp xếp ở vị trí nào cũng được.
D. Để vật dụng khắp mọi nơi để dễ dàng lấy bất cứ lúc nào.

Câu 10. Khi cả nhóm em được giao một bài tập khó thì em sẽ làm gì để cùng giải quyết với các bạn khác trong nhóm?

A. Thảo luận với các bạn, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ rõ ràng để mỗi bạn đảm nhận mỗi việc, tránh việc đùn đẩy để hoàn thành tốt bài tập được giao.
B. Không quan tâm vì đây là bài tập nhóm, có những bạn khác sẽ làm.
C. Làm sơ sài, qua loa cho xong phần việc của mình.
D. Chỉ chọn nhiệm vụ, phần việc dễ dàng so với năng lực của bản thân.

Câu 11. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?

A. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng, né tránh những việc khó khăn, nặng nhọc.
B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
C. Chỉ bắt tay vào làm việc khi có hứng thú.
D. Thường xuyên tự giác tham gia làm việc nhà. Không ngại những việc khó. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc đã nhận.

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều

Câu 12. Nếu như trong lớp em có một bạn có hoàn cảnh khó khăn (nhà rất nghèo, mỗi ngày phải đi bộ đi học 7km vì không có xe đạp), bạn này lại là hàng xóm của em thì em sẽ làm gì?

A. Không có việc làm cụ thể để giúp đỡ vì đã có cô giáo chủ nhiệm, ban cán sự lớp và các bạn khác trong lớp.
B. Tìm cách giúp đỡ bạn những việc nhỏ như: chủ động chở bạn đi học hàng ngày, vận động các bạn trong lớp và tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô và các mạnh thường quân để ủng hộ cho bạn một chiếc xe đạp.
C. Né tránh thời gian đi học của bạn để không phải chở bạn đi cùng, tránh ảnh hưởng đến việc riêng của bản thân.
D. Không giao tiếp nhiều với bạn để tránh việc phải giúp đỡ.

Phần II. Tự luận

Câu 1. Em hãy nêu 3 nét nổi bật, đáng tự hào của trường THCS. Nguyễn Duy Hiệu nơi em đang theo học. Cảm xúc và suy nghĩ của em khi được học tập dưới mái trường này là gì?

Câu 2. Em hãy chia sẻ cách em thường dùng để giải toả cảm xúc tiêu cực. Hãy kể lại cảm nhận của em khi đó.

Câu 3. Em hãy chia sẻ kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ của bản thân.

Câu 4. Em hãy nêu 3 điểm nổi bật cần phải có của một trường học hạnh phúc. Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng trường THCS. Nguyễn Duy Hiệu trở thành một trường học hạnh phúc.

Câu 5. Hãy kể về một lần em tự kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm tiền để mua một món đồ em yêu thích hoặc một món quà để tặng cho bạn bè, người thân. Cảm xúc của em khi thực hiện được mục tiêu mà mình đã đặt ra nhờ tiết kiệm chi tiêu là gì?

V. Đáp án đề thi cuối kì 1

Phần I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

A

B

D

D

B

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

C

A

A

D

B

Phần II. Tự luận

Yêu cầu cần đạt

Đánh giá

Đạt

Chưa đạt

Câu 1

– Nêu được 3 nét nổi bật, tự hào của trường mình.

– Nêu được ít nhất 2 cảm xúc, suy nghĩ của em khi được theo học dưới mái trường này.

Câu 2

– Nêu được ít nhất 3 cách để giải toả cảm xúc tiêu cực của bản thân.

– Nêu được ít nhất 2 suy nghĩ, cảm nhận của em khi giải toả được cảm xúc tiêu cực ấy.

Câu 3

Kể được ít nhất 3 việc em đã làm trong kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ của bản thân.

Câu 4

– Nêu được ít nhất 3 điểm nổi bật cần phải có của một trường học hạnh phúc.

– Nêu được ít nhất 3 việc làm để góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.

Câu 5

– Kể được câu chuyện về lần bản thân tiết kiệm được một khoản tiền để mua một món đồ yêu thích/ món quà cho người thân như kế hoạch đã xác định trước đó.

– Học sinh nói lên được cảm xúc của mình khi hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đặt ra nhờ kiểm soát chi tiêu.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận