Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022 – 2023

Photo of author

By THPT An Giang

thumbnail

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 11 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà THPT An Giang giới thiệu đến các thầy cô và các bạn học sinh lớp 11. Tài liệu này giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Văn 11, các bạn sẽ làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11 sắp tới.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 11 năm 2022 – 2023

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU

I.1 Các kiến thức chung

1/. Phong cách ngôn ngữ:
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí
2/ Phương thức biểu đạt:
  • Phương thức biểu đạt tự sự
  • Phương thức biểu đạt miêu tả
  • Phương thức biểu đạt biểu cảm
  • Phương thức biểu đạt thuyết minh
  • Phương thức biểu đạt nghị luận
  • Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ
3/ Các biện pháp tu từ:
  • Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
  • Đối: Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.
  • So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.
  • Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
  • Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người.
  • Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
  • Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng.
  • Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng.
  • Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)
  • Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên.
  • Phép liệt kê: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại (nhưng khác nhau về từ ngữ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.
Xem thêm:  Bài viết số 6 lớp 11 đề 2: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong xã hội hiện nay
4/ Các phép liên kết
  • Phép nối: Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian.
  • Phép thế: Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ.
  • Phép tỉnh lược: Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ.
  • Phép lặp từ vựng: Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý.
  • Phép liên tưởng: Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung.
5./ Các thể thơ:
  • Các thể thơ truyền thống: lục bát (câu 6, câu 8); song thất lục bát (cặp câu 7, cặp câu 6- 8); ngũ ngôn Đường luật (ngũ ngôn tứ tuyệt – 5 tiếng 4 dòng; ngũ ngôn bát cú – 5 tiếng 8 dòng); thất ngôn Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt – 7 tiếng, 4 dòng; thất ngôn bát cú – 7 tiếng, 8 dòng).
  • Các thể thơ hiện đại: 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do,…

I.2. Các cấp độ kiến thức:

1/ Nhận biết (2 câu):
  • Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.
  • Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ… trong bài thơ/đoạn thơ.
  • Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh… trong bài thơ/đoạn thơ.
2/ Thông hiểu (1 câu):
  • Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
  • Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.
3/ Vận dụng (1 câu):
  • Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.
  • Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
  • Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại.

II. LÀM VĂN

1/ Kiến thức về viết đoạn văn, bài văn

2/ Các thao tác lập luận:

  • Thao tác lập luận phân tích
  • Thao tác lập luận so sánh
  • Thao tác lập luận bình luận
  • Thao tác lập luận bác bỏ
  • Biết xác định các thao tác lập luận chính và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Dàn ý bài thơ Tràng giang của Huy Cận (12 Mẫu)

II.2/ Vận dụng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để viết đoạn văn khoảng 150 chữ về một vấn đề nào đó gợi ra từ yêu cầu của đề.

II. 3/ Nghị luận văn học:

(Kết hợp kiến thức, kĩ năng của phần Làm văn với tác phẩm đọc văn để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ)

A. Các cấp độ kiến thức:

Nhận biết:

  • Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận.
  • Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.
  • Nêu nội dung cảm hứng, hình ảnh nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật… của bài thơ/đoạn thơ.

Thông hiểu:

  • Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề: tình cảm quê hương tư tưởng yêu nước; quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ…; sự kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hóa thơ ca về ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh,…
  • Lí giải được một số đặc điểm của thơ hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.

Vận dụng:

  • Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
  • Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao:
  • So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
  • Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

B. Nội dung ôn tập

  1. Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
    a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)
    b. Bài thơ:
    *Nội dung:
  • Hai câu đề: Quan niệm mới mẻ về tuyên ngôn của kẻ làm trai
  • Hai câu thực: Ý thức về vai trò, trách nhiệm của cá nhân trước cuộc đời; động viên, kêu gọi mọi người thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội.
  • Hai câu luận: Gắn lẽ vinh – nhục của con người với sự tồn – vong của đất nước. Từ đó kêu gọi mọi người thay đổi, từ bỏ những điều xưa cũ, không còn phù hợp và tìm con đường mới để cứu nước.
  • Hai câu kết: Tâm thế kì vĩ, khát vọng lớn lao trong buổi lên đường.
    *Nghệ thuật:
  • Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Hán
  • Giọng thơ tâm huyết, mạnh mẽ
  • Sự kết hợp của các phép tu từ: đối, ẩn dụ, câu hỏi tu từ,…
  1. Hầu trời (Tản Đà)
    a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)
    b. Bài thơ:
    *Nội dung: Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
  • Đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
    +Câu đầu: Niềm khao khát sống mãnh liệt, táo bạo và mới mẻ của NVTT
    +Câu tiếp: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp qua sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ
  • Đoạn 2: ( Câu 14-29) Tâm trạng lo âu khắc khoải của tác giả về thời gian và sự ngắn ngủi, hạn hẹp của tuổi trẻ.
  • Đoạn 3: ( Những câu thơ còn lại) Lời giục giã cuống quýt, vội vàng tận hưởng những giây phút của tuổi trẻ, của mùa xuân, cuộc đời.
    *Nghệ thuật:
  • Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
  • Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
  • Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
  1. Vội vàng (Xuân Diệu)
    a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)
    b. Bài thơ:
    *Nội dung:
  • Đoạn 1: Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
  • Đoạn 2: Tâm trạng lo âu khắc khoải của tác giả về thời gian và sự ngắn ngủi, hạn hẹp của tuổi trẻ.
  • Đoạn 3: Lời giục giã cuống quýt, vội vàng tận hưởng những giây phút của tuổi trẻ, của mùa xuân, cuộc đời.
    *Nghệ thuật:
  • Sự kết hợp mạch cảm xúc và mạch luận lí.
  • Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.
  1. Tràng giang (Huy Cận)
    a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)
    b. Tác phẩm:
    *Nội dung:
  • Khổ 1: Nỗi buồn vì sự chia lìa, vô định.
  • Khổ 2: Nỗi buồn vì sự tĩnh lặng, vắng vẻ, hiu quạnh.
  • Khổ 3: Nỗi buồn vì sự cô đơn, thiếu vắng sự sống.
  • Khổ 4: Nỗi buồn vì nhớ quê hương.
    *Nghệ thuật:
  • Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại.
  • Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tinh tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm…
  1. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
    a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)
    b. Tác phẩm:
    *Nội dung:
  • Khổ 1: Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo dịu dàng. Thể hiện tình yêu và sự gắn bó của nhà thơ với xứ Huế.
  • Khổ 2: Cảnh thiên nhiên với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả gợi nởi buồn hiu hắt; dòng Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng gợi tâm trạng vừa đau đớn, vừa khắc khoải, vừa khao khát cháy bỏng của nhà thơ.
  • Khổ 3: Bóng người hiện lên mờ ảo, xa vời gợi sự hoài nghi nhưng lại chan chứa niềm tha thiết với cuộc đời.
    *Nghệ thuật:
  • Trí tưởng tượng phong phú.
  • Nghệ thuật so sánh, nhân hóa: thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ…
  • Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
Xem thêm:  Bài viết số 6 lớp 11 đề 2: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong xã hội hiện nay

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 11.

Đăng bởi: THPT An Giang
Chuyên mục: Học Tập