Đọc tên nguyên tố và danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC trong tiếng Việt.

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC

Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Danh pháp IUPAC các nguyên tố hóa học cả nguyên tố và đơn chất đều được biểu diễn bằng thuật ngữ “element”. Tên gọi của nguyên tố và đơn chất theo đó giống nhau. Đây là một sự khác biệt rất lớn trong chương trình sách giáo khoa Hóa 10 mới. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC

1. Hệ thống tên các nguyên tố

Với hệ thống tiếng Anh, cả nguyên tố và đơn chất đều được biểu diễn bằng thuật ngữ “element”. Tên gọi của nguyên tố và đơn chất theo đó giống nhau.

Bảng nguyên tố hóa học theo IUPAC

Z

Kí hiệu hóa học

Tên gọi

Phiên âm Tiếng Anh

Diễn giải Việt hóa

Ý nghĩa

Ghi chú

1

H

Hydrogen

/ˈhaɪdrədʒən/

‘hai-đrờ-zần

Hiđro

“đr” là âm kép “đờ rờ”, phát âm nhanh.

2

He

Helium

/ˈhiːliəm/

‘hít-li-ầm

Heli

3

Li

Lithium

/ˈlɪθiəm/

‘lít-thi-ầm

Liti

4

Be

Beryllium

/bəˈrɪliəm/

bờ-‘ri-li-ầm

Beri

5

B

Boron

/ˈbɔːrɒn/

/ˈbɔːrɑːn/

‘bo-roon

Bo

Âm “oo” tương tự âm giữa của hai âm “o” và “a”.

6

C

Carbon

/ˈkɑːbən/

/ˈkɑːrbən/

‘Ka-bần

Cacbon

Âm “k” tương tự âm đứng giữa hai âm “c” và “kh”.

7

N

Nitrogen

/ˈnaɪtrədʒən/

‘nai-trờ-zần

Nitơ

“tr” là âm kép “tờ rờ”, phất âm nhanh.

8

O

Oxygen

/ˈɒksɪdʒən/

/ˈɑːksɪdʒən/

‘óoc-xi-zần

Oxi

Âm “óoc” tương tự là âm đứng giữa hai âm “oc” và “ắc”.

9

F

Fluorine

/ˈflɔːriːn/

/ˈflʊəriːn/

/ˈflɔːriːn/

/ˈflʊriːn/

‘phlo-rìn

Flo

Âm “phl” âm kép “phờ l-”, phát âm nhanh.

10

Ne

Neon

/ˈniːɒn/

/ˈniːɑːn/

‘ni-àn

Neon

11

Na

Sodium

/ˈsəʊdiəm/

‘sâu-đì-ầm

Natri

12

Mg

Magnesium

/mæɡˈniːziəm/

Mẹg-‘ni-zi-ầm

Magie

13

Al

Aluminium

/ˌæljəˈmɪniəm/

/ˌæləˈmɪniəm/

/ˌæljəˈmɪniəm/

/ˌæləˈmɪniəm/

a-lờ-‘mi-ni-ầm

Nhôm

14

Si

Silicon

/ˈsɪlɪkən/

‘sík-li-cần

Silic

15

P

Phosphorus

/ˈfɒsfərəs/

/ˈfɑːsfərəs/

‘phoos-phờ-rợs

Phốt pho

Âm “oo” tương tự âm giữa của hai âm “o” và “a”.

16

S

Sulfur

/ˈsʌlfə(r)/

/ˈsʌlfər/

‘sâu-phờ

Lưu huỳnh

17

Cl

Chlorine

/ˈklɔːriːn/

‘klo-rìn

Clo

Âm “kl-” là âm kép “kờ l-”, phát âm nhanh.

18

Ar

Argon

/ˈɑːɡɒn/

/ˈɑːrɡɑːn/

‘a-gàn

Agon

19

K

Potassium

/pəˈtæsiəm/

Pờ-‘tes-zi-ầm

Kali

20

Ca

Calcium

/ˈkælsiəm/

‘kel-si-ầm

Canxi

21

Sc

Scandium

/ˈskændiəm/

‘sken-đì-ầm

Scanđi

22

Ti

Titanium

/tɪˈteɪniəm/

/taɪˈteɪniəm/

Tì-‘tây-ni-ầm

Tài-‘tây-ni-ầm

Titan

23

V

Vanadium

/vəˈneɪdiəm/

Vờ-‘nây-đi-âm

Vanađi

24

Cr

Chromium

/ˈkrəʊmiəm/

‘Krâu-mi-um

Crom

Tránh đọc sai thành chrominum hay chrominium.

25

Mn

Manganese

/ˈmæŋɡəniːz/

‘me-gờ-nìz

Mangan

26

Fe

Iron

/ˈaɪən/

/ˈaɪərn/

‘ai-ần

Sắt

Kí tự “r” trong cách ghi iron là âm câm nên không phát âm.

27

Co

Cobalt

/ˈkəʊbɔːlt/

‘kâu-bol-t

Coban

Âm “k” tương tự âm đứng giữa hai âm “c” và “kh”.

Âm “t” là âm đuôi.

28

Ni

Nickel

/ˈnɪkl/

‘nik-kồl

Niken

29

Cu

Copper

/ˈkɒpə(r)/

/ˈkɑːpər/

‘kóop-pờ

Đồng

Âm “oo” tương tự âm giữa của hai âm “o” và “a”.

30

Zn

Zinc

/zɪŋk/

zin-k

Kẽm

Âm “k” trong trường hợp này là âm đuôi.

33

As

Arsenic

/ˈɑːsnɪk/

/ˈɑːrsnɪk/

‘a-sờ-nịk

Asen

34

Se

Selenium

/səˈliːniəm/

Sờ-‘li-nì-ầm

Selen

35

Br

Bromine

/ˈbrəʊmiːn/

‘brâu-mìn

Brom

Âm “br-” là âm kép “bờ r-”, phát âm nhanh.

36

Kr

Krypton

/ˈkrɪptɒn/

/ˈkrɪptɑːn/

‘kríp-tan

kripton

37

Rb

Rubidium

/ruːˈbɪdiəm/

Rù-‘bí-đì-âm

Rubi

38

Sr

Strontium

/ˈstrɒntiəm/

/ˈstrɒnʃiəm/

/ˈstrɑːntiəm/

/ˈstrɑːnʃiəm/

‘Stroon-tì-um

Stronti

Âm “str” là âm kép “sờ tr-”, phát âm nhanh.

Âm “oo” tương tự âm giữa của hai âm “o” và “a”.

46

Pd

Palladium

/pəˈleɪdiəm/

Pờ-‘lây-đì-ầm

Palađi

47

Ag

Silver

/ˈsɪlvə(r)/

/ˈsɪlvər/

‘siu-vờ

Bạc

48

Cd

Cadmium

/ˈkædmiəm/

‘kéd-mi-ầm

Cađimi

Dựa vào cách ghi thì Cd là Cadmium chứ không phải Cadminium hay Cadiminum.

50

Sn

Tin

/tɪn/

Tin

Thiếc

53

I

Iodine

/ˈaɪədiːn/

/ˈaɪədaɪn/

‘ai-ợt-đin

‘ai-ờ-đai-n

Iot

54

Xe

Xenon

/ˈzenɒn/

/ˈziːnɒn/

/ˈzenɑːn/

/ˈziːnɑːn/

‘zê-nan

‘zi-nan

Xenon

55

Cs

Caesium

/ˈsiːziəm/

si-zì-âm

Xesi

56

Ba

Barium

/ˈbeəriəm/

/ˈberiəm/

‘be-rì-ầm

Bari

78

Pt

Platinum

/ˈplætɪnəm/

‘plét-ti-nầm

Platin

79

Au

Gold

/ɡəʊld/

Gâul-đ

Vàng

Khi một âm được kết thúc bằng âm tiết “l” thì âm đó sẽ cần được ôm khẩu hình lại.

Âm “đ” trong trường hợp này là âm đuôi.

80

Hg

Mercury

/ˈmɜːkjəri/

/ˈmɜːrkjəri/

‘mek-kiờ-ri

Thủy ngân

Âm “iơ” là âm ghép “i ờ”, phát âm nhanh.

82

Pb

Lead

/liːd/

li-đ

Chì

Âm “đ” trong trường hợp này là âm đuôi.

87

Fr

Francium

/ˈfrænsiəm/

‘phren-si-ầm

Franxi

“phr-” là âm kép “phờ r-”, cần phát âm nhanh.

88

Ra

Radium

/ˈreɪdiəm/

‘rây-đì-ầm

Rađi

Xem thêm:  Học chất hóa học lớp 10 Bài 11: Liên kết ion

2. Phân loại và cách gọi tên một số chất vô cơ

2.1. OXIDE (OXIT)

“oxide” – /ˈɒksaɪd/ hay /ˈɑːksaɪd/ – “óoc-xai-đ”

– Đối với oxide của kim loại (hướng đến basic oxide – oxit bazơ):

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + OXIDE

Ví dụ: Na2O: sodium oxide – /ˈsəʊdiəm ˈɒksaɪd/ – /sâu-đì-ầm óoc-xai-đ/.

MgO: magnesium oxide – /mæɡˈniːziəm ˈɒksaɪd/ – /mẹg-ni-zi-ầm óoc-xai-đ/.

2.2. BASE (BAZƠ)

– “base” – /beɪs/ – /bêi-s/

– “hydroxide” – /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/ – /’hai-đrooc-xai-đ/

– Cách gọi tên:

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE

Ví dụ:

Ba(OH)2: barium hydroxide – /be-rì-ầm hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)3: iron (III) hydroxide – /ai-ần (thri) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferric hydroxide – /phe-rik hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)2: iron (II) hydroxide – /ai-ần (tuu) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferrous hydroxide – /phe-rợs hai-đrooc-xai-đ/

2.3. ACID (AXIT)

“Acid” – /ˈæsɪd/ – /e-xiđ/ hoặc

Ví dụ:

H2SO3

Sulfurous acid

Sulphurous acid

/ˈsʌlfərəs ˈæsɪd/

/sâu-phơ-rợs e-xiđ/

2.4. MUỐI VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ KHÁC

[Tên nguyên tố đứng đầu Ammonium (NH4) /əˈməʊniəm/ + Tên gốc muối

Tên gốc muối gồm:

+ Gốc không chứa oxygen → Đuôi ide /aid/

+ Gốc chứa oxgen, hóa trị thấp → đuôi ite /aɪt/

+ Gốc chứa oxygen, hóa trị cao → Đuôi ate /eɪt/

Ví dụ:

GỐC MUỐI

TÊN GỐC

PHIÊN ÂM

VÍ DỤ

F

-fluoride

/ˈflɔːraɪd/

/ˈflʊəraɪd/

/ˈflʊraɪd/

NaF: sodium fluoride /sâu-đì-ầm flo-rai-đ/

SF6: sulfur hexafluoride /sâu-phờ hek-xờ flo-rai-đ/

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập