KHTN Lớp 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Giải KHTN 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời câu hỏi phần hình thành kiến thức và phần luyện tập vận dụng trang 125, 126, 127, 128, 129, 130 sách KHTN 6 Cánh diều.

Soạn Khoa học tự nhiên 6 bài 23 còn giúp các em nhận biết được đặc điểm của các loài động vật có xương sống, đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 23 Chủ đề 8: Đa dạng động vật có xương sống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải KHTN 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống, mời các bạn tải tại đây.

I. Đặc điểm nhận biết động vật có xương sống

❓ Nêu điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

Động vật không xương sống

Động vật có xương sống

– Không có bộ xương trong. Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin.

– Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí.

– Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở bụng. (Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da gai)

– Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ.

–Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi.

– Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng, (nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).

Gợi ý 2

Điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống là động vật không xương sống có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng.

Lấy ví dụ về động vật có xương sống mà em biết

Gợi ý đáp án

– Lớp Cá: cá chép, cá vàng, cá đuối,…

– Lớp Lưỡng cư: ếch, nhái bén, ễnh ương, chẽo chuộc,…

– Lớp Bò sát: cá sấu, rắn, thằn lằn bóng đuopoi dài (rắn mối),…

– Lớp Chim: chim bồ câu, chim đại bàng, chim cú,…

– Lớp Thú: con thỏ, cá heo, chó, mèo,…

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

❓ Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết cá và kể tên một số loài cá mà em biết

Gợi ý đáp án

1/ Đặc điểm nhận biết cá: cá sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang. Cá đẻ trứng. Bộ xương cá có thể làm bằng chất sụn hay chất xương.

Một số loại cá: cá rô phi, cá chép vàng, cá trắm, cá voi, cá trê, cá ngựa,…

❓ Nêu vai trò của cá và lấy ví dụ các loài cá có ở địa phương tương ứng với từng vai trò

Vai trò của cá

Tên loài cá

?

?

Gợi ý đáp án

Nêu vai trò của cá và lấy ví dụ các loài cá có ở địa phương tương ứng với từng vai trò

Vai trò của cá

Tên loài cá

Nguồn thực phẩm thiên thiên giàu đạm, vitamin, dễ tiêu hóa

Cá rô phi, cá trắm, cá chuối…

Da của số loài có thể dùng đóng giày, làm túi

Cá nhám, cá đuối

Cá ăn bọ gậy, ăn sâu bọ hại lúa

Cá dọn bể, cá rô phi, cá rô, cá trê

Cá nuôi làm cảnh

Cá dĩa, cá koi, cá ngựa vằn, cá hồng két…

Xem thêm:  Bài 43 Lớp 6 Khoa học tự nhiên: Phân tích chuyển động quan sát được của Mặt Trời

❓ Giải thích thuật ngữ ” lưỡng cư”.

Quan sát hình 23.5 nêu đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình.

Gợi ý đáp án

Thuật ngữ ” lưỡng cư”: “lưỡng” là hai, “cư” là ở => “lưỡng cư” là ở hai nơi trên cạn và dưới nước

Đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình:

Loài

Cá cóc bung hoa

Cóc nhà

Ếch giun

Giống

Da trần, thở bằng da và phổi, đẻ trứng và thụ tinh dưới nước, sống cả dưới nước và trên cạn

Khác

Di chuyển bằng bốn chân

Di chuyển bằng bốn chân

Di chuyển bằng da

Có đuôi

Không có đuôi

Có đuôi

❓ Lấy ví dụ về các lưỡng cư được dùng làm thực phẩm và lưỡng cư gây ngộ độc.

Gợi ý đáp án

4/ Lưỡng cư được dùng làm thực phẩm: thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

Lưỡng cư gây ngộ độc: Người ăn phải nhựa, gan và trứng có thể bị ngộ độc và chết: cóc.. Dưới da của lưỡng cư có tuyến chứa nọc độc khi con người ăn phải có thể bị ngộ độc đau bụng: cóc

❓ Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

Đặc điểm giúp nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát: thích nghi với đời sống trên cạn, có da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi. Bò sát đẻ trứng

Một số loài bò sát và vai trò của chúng:

  • Có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu: ba ba, rùa, đồi mồi
  • Có ích trong nông nghiệp (tiêu diệt sâu bọ, chuột): thằn lằn, rắn

Gợi ý 2

– Đặc điểm chung của bò sát:

  • Da khô, có vảy sừng
  • Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai
  • Chi yếu , có vuốt sắc
  • Là động vật biến nhiệt
  • Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành 2, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.
  • Có cơ quan giao phối , thụ tinh trong
  • Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc , giàu noãn hoàng,

+ VD:

– Nhưng loài thộc lớp bò sát : thằn lằn, cá sấu, rắn hổ mang, tắc kè

❓ Nêu tên và đặc điểm nhận biết các loài bò sát có trong hình 23.7

Gợi ý đáp án

  • Hình a: thằn lằn: có 4 chân và tai ngoài. Thằn lằn có đuôi và đôi khi chúng tự cắt đuôi để trốn khỏi kẻ thù. Chiều dài của một con thằn lằn trưởng thành thường nằm vào khoảng một vài cm cho một số loại tắc kè hoa và tắc kè và khoảng gần 3 mét
  • Hình b: Rắn: ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài (hình trụ), có vảy, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.
  • Hình c: Rùa: có mai lớn, có các vết ngấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần
  • Hình d: Cá sấu: hàm dài, có nhiều răng lớn sắc, răng mọc trong lỗ chân răng, trứng cá sấu có vỏ đá vôi bao bọc
Xem thêm:  "Bài 14 KHTN Lớp 6: Các loại nhiên liệu trong tiếng Việt"

❓ Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết động vật thuộc lớp Chim

Kể tên một số loài chim mà em biết

Gợi ý đáp án

7/ Đặc điểm giúp nhận biết động vật thuộc lớp Chim: có lông vũ bao phủ, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh, đẻ trứng. Đa số các loài chim có khả năng bay lượn, một số loài chim không có khả năng bay nhưng lại chạy nhanh, một số loài có khả năng bơi, lặn)

Kể tên một số loài chim mà em biết: chim ưng, đà điểu, vịt, công, chim cách cụt, chim nhạn, đại bàng,…

❓ Mèo là một động vật thuộc lớp Động vật có vú, hãy quan sát hình 23.9 và nêu một số đặc điểm của mèo.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm của mèo: Mèo được bao phủ khắp cơ thể bởi lông mao, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

❓ Dựa vào những đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Động vật có vú, hãy lấy ví dụ về một số động vật có vú ở nơi em sống.

Gợi ý đáp án

Ví dụ về một số động vật có vú: chó, mèo, thỏ, trâu, bò, lợn, dê…

❓ Quan sát hình 23.1 mô tả hình thái và cho biết môi trường sống của các động vật có trong hình.

Gợi ý đáp án

  • Cá heo: da trơn, miệng dài, di chuyển bằng vây và đuôi, khối lượng lớn => Sống dưới nước
  • Trâu: khối lượng lớn, có 4 chân, đuôi dài, cơ thể được bao phủ bởi lớp lông mỏng, trâu có sừng, ăn các loại thực vật, thuộc loại động vật nhai lại. => Sống trên cạn, là vật nuôi
  • Dơi: Kích thước nhỏ, chi trước biến đổi thành cánh da. Ngón tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da nối không chỉ chi trước với chi sau và cả chi sau với đuôi. Cơ ngực lớn.
  • Khỉ: có 3 cách di chuyển, khi bước đi và chạy, chúng sử dụng cả 2 tay và 2 chân. Trong khi đó, khi ở trên cây, chúng chỉ dùng 2 chi trước để chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. Trong trường hợp di chuyển trên cây, cái đuôi của loài khỉ giúp chúng giữ thăng bằng rất tốt. Là loài động vật ăn tạp, nghĩa là chúng ăn thực vật lẫn động vật

❓ Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp động vật có xương sống.

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa

Gợi ý đáp án

Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp động vật có xương sống.

Lớp động vật

Đặc điểm nhận biết

Lớp cá

Sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang. Cá đẻ trứng. Bộ xương cá có thể bằng sụn hoặc bằng xương

Lớp lưỡng cư

Có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. Chúng có da trần, da luôn ẩm và dễ thấm nước. Chúng hô hấp bằng da và gan. Lưỡng cư đẻ trứng và thụ tinh ở môi trường nước. Lưỡng cư đa số không có đuôi, một số có đuôi, di chuyển bằng 4 chân nhưng cũng có nhóm không chân

Lớp bò sát

Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc. Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí. Phổi có nhiều vách ngăn. Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng

Lớp chim

Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau: toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng. Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt. Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

Lớp động vật có vú

Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất . Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ._ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm. Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt. Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa:

Ích lợi/Tác hại

Ví dụ

Ích lợi

Có giá trị thực phẩm

ba ba, ếch, trứng vịt, lợn, sữa bò…

Có ích trong nông nghiệp (tiêu diệt sâu bọ, chuột)

thằn lằn, rắn, mèo…

Dược phẩm

rùa

Sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu

đồi mồi, da, cá sấu, sừng trâu

Làm vật nuôi trong nhà

chó, mèo, trâu,…

Cung cấp sức kéo

trâu, bò, ngựa, voi…

Làm cảnh

thỏ, cá, chim…

Thụ phấn, phát tán hạt

chim

Tác hại

Phá hoại mùa màng

chim sẻ

Nguyên nhân truyền bệnh

chim, gà, chuột, dơi…

Lọc độc gây hại về sức khỏe, tính mạng con người

rắn, cóc, cá sấu,…

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận