KHTN Lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài

Giải KHTN 6 bài 4: Đo chiều dài giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời câu hỏi phần Luyện tập, Vận dụng, Câu hỏi thảo luận cùng 4 bài tập trang 18, 19, 20, 21 sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo.

Qua đó, còn giúp các em biết cách phân biệt các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu, phân biệt vật sống và vật không sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 4 Chủ đề 1: Các phép đo. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Giải Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 4 – Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước ở hình 4.2a và thước kẻ mà em đang sử dụng

Hình 4.2a

Gợi ý

Hình 4.2a: GHĐ là 20cm, ĐCNN là 1mm

Thước kẻ học sinh sử dụng:

Học sinh tự quan sát GHĐ và ĐCNN trên thước kẻ mình sử dụng và ghi lại kết quả
Lưu ý: GHĐ là chiều dài lớn nhất ghi trên thước, ĐCNN là chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước

Luyện tập 2

Hãy đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em rút ra nhận xét gì?

Hình 4.1

Gợi ý

Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:

    • Dụng cụ:
      • Các loại thước;
      • Bàn học;
      • Quyển sách Khoa học tự nhiên 6.
    • Tiến hành đo:
      • Ước lượng chiều dài bàn học, chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6;
      • Lựa chọn thước đo phù hợp;
      • Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của bàn, quyển sách;
      • Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của bàn, quyến sách theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của bàn, quyển sách;
      • Ghi kết quả đo được theo mẫu bảng 4.2.
  • Chiều dài đoạn thẳng AB = 2cm và chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm
Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 40: Lực ma sát

Nhận xét: Chiều dài đoạn thẳng AB = chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm

Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật

Gợi ý:

Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật: Ta ước lượng và cảm thấy một chiếc hộp có thể đựng được đồ vật chúng ta muốn đặt vào. Tuy nhiên khi đặt đồ vật vào lại không vừa, do đồ vật đó có kích thước lớn hơn so với chiều dài, chiều rộng của chiếc hộp đó. Vậy, chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước của các vật.

Vận dụng

Hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em.

Gợi ý

Cách đo chiều cao của hai bạn trong lớp:

  • Bước 1: Ước lượng chiều cao của 2 bạn.
  • Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
  • Bước 3: Đặt thước đo vuông góc với mặt đất.
  • Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài mỗi lần đo nhận được theo giá trị của vạch chia gần nhất so với đầu kia.
  • Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo. Cuối cùng cộng các kết quả đo lại ta được tổng là chiều cao của bạn cần đo.

Giải lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 4

Câu 1

Cảm nhận của em về chiều dài đoạn AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?

Hình 4.1

Trả lời:

Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD

Câu 2

Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả chính xác không ta phải làm như thế nào?

Trả lời:

Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm. Muốn có kết quả chính xác cần phải dùng dụng cụ để đo (thước kẻ)

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 38: Đa dạng sinh học

Câu 3

Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?

Trả lời:

Một số loại thước đo chiều dài: thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước kẹp,… Sản xuất ra nhiều loại thước đo như vậy để có thể sử dụng phù hợp với từng mục đích đo khác nhau.

Câu 4

Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?

Hình 4.3

Trả lời:

Cách đo chiều dài trong trường hợp a nhanh hơn và chính xác hơn.

Bởi vì:

  • Trường hợp b: chiều dài của bàn dài gấp nhiều lần so với GHĐ của thước kẻ, nếu sử dụng thước kẻ để đo chiều dài của bàn sẽ mất nhiều lần đo, nên mất thời gian lâu hơn và đồng thời kết quả đo bằng tổng của các lần đo cộng lại sẽ có chênh lệch sai số.
  • Ngược lại, Trường hợp a: Thước cuộn có GHĐ dài hơn so với chiều dài của bàn, khi sử dụng sẽ chỉ cần đo trong 1 lần , thời gian đo nhanh hơn và cho kết quả đo chính xác hơn.

Câu 5

Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

Hình 4.4

Trả lời:

Ở hình 4.4, cách đặt thước để đo chiều dài bút chì tại mục c là đúng.

Câu 6

Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

Hình 4.5

Trả lời:

Ở hình 4.5, cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì tại mục c là đúng.

Câu 7

Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu xentimét?

Hình 4.6

Trả lời:

Hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 6.8cm, hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 7cm

Câu 8

Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2

Bảng 4.2 

Trả lời:

Học sinh tự thực hành đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 4.2.

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 4

Bài 1

Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.

Đáp án:

Ví dụ: thước kẻ. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm

Bài 2

Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:

A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm.

C. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm.

B. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.

D. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm.

Đáp án: A

Bài 3

Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em.

Đáp án:

Học sinh ước lượng chiều dài lớp học, chọn thước đo phù hợp. Tiến hành đo chiều dài lớp học, ghi lại kết quả và so sánh với chiều dài đã ước lượng ban đầu.

  • Cụ thể, khi đo chiều dài của lớp học bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:
    • Bước I: Ước lượng chiều dài của lớp học.
    • Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
    • Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
    • Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của lớp học.
    • Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

Bài 4

Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em.

Đáp án:

Cách để đo độ dài gần đúng quãng đường từ cổng trường đến lớp học:

  • Trước tiên, đo chiều dài của một bước chân.
  • Sau đó đi từ cổng trường vào lớp học, chú ý đi đều mỗi bước chân.
  • Rồi lấy số bước chân đi được từ cổng trưởng đến lớp học nhân với độ dài mỗi bước chân, ghi lại kết quả đo quãng đường tử cổng trường đến lớp học lần 1.
  • Đo lại lần 2 và lần 3 tương tự.

Độ dài quãng đường từ cổng trường đến lớp học = (kết quả đo lần 1+ kết quả đo lần 2+ kết quả đo lần 3) / 3

(Có thể tiến hành đo lại nhiều lần để nhận kết quả chính xác hơn)

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận