KHTN Lớp 6 Bài 53: Mặt trăng

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 53: Mặt trăng

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 183, 184, 185, 186 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 53: Mặt trăng của Chương X: Trái đất và bầu trời.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 53 Chương 10 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Phần mở đầu

❓Em hãy mô tả các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm. Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau?

Trả lời:

Các hình dạng của Mặt Trăng vào ban đêm: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Không trăng.

Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau do phần bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất mà ở Trái Đất nhìn thấy, được mặt trời chiếu sáng có diện tích khác nhau mỗi khi được chiếu sáng.

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy

Câu 1

❓Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng?

Trả lời:

Trăng nửa đầu tháng

Trăng nửa cuối tháng

Giống nhau

Đều là Trăng khuyết

Khác nhau

– Thời điểm nhìn thấy: buổi chiều và đêm.

– Ở Bắc bán cầu: nhìn thấy bên phải của Mặt Trăng.

– Ở Nam bán cầu: nhìn thấy bên trái của Mặt Trăng.

– Hình ảnh Mặt Trăng có xu hướng tròn dần, tăng dần diện tích chiếu sáng.

– Thời điểm nhìn thấy: đêm và sáng sớm.

– Ở Bắc bán cầu: nhìn thấy bên trái của Mặt Trăng.

– Ở Nam bán cầu: nhìn thấy bên phải của Mặt Trăng.

– Hình ảnh Mặt Trăng có xu hướng giảm dần diện tích chiếu sáng.

Câu 2

❓Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần, vì:

  • Chuyển từ Trăng tròn đến không Trăng là hai tuần
  • Chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là hai tuần.

Tổng lại ta sẽ có từ không Trăng đến không Trăng tiếp theo là 4 tuần và ngược lại từ Trăng tròn đến Trăng tròn tiếp theo là 4 tuần.

II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)

❓Dựa vào hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để đoán ngày Âm lịch trong tháng?

  • Nhìn thấy hình dạng Trăng tròn: ta đoán là ngày rằm (giữa tháng).
  • Nhìn thấy hình dạng không Trăng ta đoán là ngày mùng 1 (đầu tháng).
  • Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng tròn dần là ngày đầu nửa tháng
  • Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng khuyết dần nữa là ngày đầu cuối tháng
Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận