Lịch sử 10 Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Lịch sử 10 Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Soạn Sử 10 Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 61→70 thuộc chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới.

Lịch sử 10 bài 9 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại chủ đề 4 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Cánh diều. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 bài 9 trang 61 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

a. Bối cảnh lịch sử

Thời gian: Nửa sau thế kỉ XX

– Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức) đặt nền tảng cho các phát minh.

Nguyên nhân:

– Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang

– Sự vơi cạn nguồn tài nguyên hóa thạch, thách thức về bùng nổ và già hóa dân số, nhu cầu lớn về nguyên vật liệu cho sản xuất…

b. Thành tựu cơ bản

Phát minh về công cụ sản xuất: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động; internet, công nghệ thông tin; những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,..

2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a. Bối cảnh lịch sử

Thời gian: Nhưng năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn.

Địa điểm: diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, nơi có trình độ khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng kĩ thuật số phát triển.

Xem thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020 - 2021

b. Thành tựu cơ bản

Gắn với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D, tự động hóa, vật liệu mới,…

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hứa hẹn tạo ra những thay đổi lớn lao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của thế kỉ XXI.

Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 10 bài 9 trang 70

Câu 1

Lập bảng mô tả những thành tựu tiêu biểu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư.

Gợi ý đáp án

Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

– Máy tính điện tử đầu tiên ra đời tại Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân không, dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất.

– Internet được phát minh năm 1957.

– Năm 1969, internet được khai thác sử dụng. Tim Béc nơ-ly sáng tạo ra giao thức mang tên Word Wide Web, internet phát triển với tốc độ chóng mặt.

– CNTTT phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.

– Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép tự động hóa trong quá trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm. Thiết bị điện tử làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.

– Chế tạo thành công vật liệu mới, chinh phục vũ trụ,…

– Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh,….Góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách truyền thống.

– Internet kết nối vạn vật được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,…và con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.

– Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật,….

Xem thêm:  Lịch sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Câu 2

Hãy nêu và phân tích tác động của một thành tựu từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến cuộc sống bản thân em.

Gợi ý đáp án

Tác động của một thành tựu từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến cuộc sống bản thân em:

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: Công nghệ thông tin giúp em
  • Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet.
  • Tạo điều kiện có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện, có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau.
  • Tự thiết kế một bài thuyết trình có nhiều hình ảnh, gói gọn vào các thiết bị, tránh sự cồng kềnh.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Trí tuệ nhân tạo AI giúp em

  • Các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được giúp theo dõi nhịp tim và mức độ hoạt động của con người. Chúng có thể gửi cảnh báo cho con người để tập thể dục nhiều hơn và có thể chia sẽ thông tin này cho bác sĩ để biết thêm dữ liệu về nhu cầu và thói quen.
  • Dự đoán các vấn đề sức khỏe mà chúng ta phải đối mặt dựa trên di truyền của chính mình.
  • Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể, cải thiện tình hình học tập theo tốc độ riêng của mình.
  • Phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập.
  • Theo dõi sự tiến bộ của học sinh.

Câu 3

Hãy nêu một số giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với con người.

Xem thêm:  Lịch sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Gợi ý đáp án

Một số giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với con người:

  • Tổ chức quán triệt và thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển, tăng cường năng lực ứng dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ.
  • Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển khoa học – công nghệ quốc gia đồng thời và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 4

Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học”.

Gợi ý đáp án

Làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học”.:

Đây là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Hiện nay, cuộc CMCN lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba với đặc trưng là sự hợp nhất các loại công nghệ, làm xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học với trung tâm là phát triển trí tuệ nhân tạo, robot hóa, Internet vạn vật, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây liên ngành sâu rộng cho tự động hóa sản xuất chế tạo.

Từ cách giải thích như vậy, có thể thấy được cốt lõi của cuộc cách mạng này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Đây thực sự là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, tạo ra những thời cơ và thách thức rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận