Soạn bài Chú Đất Nung (Tiếp theo) trang 138

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Chú Đất Nung (Tiếp theo) trang 138

Soạn bài Tập đọc Chú Đất Nung (Tiếp theo) giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 138. Đồng thời, cũng giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của bài tập đọc lớp 4 tuần 14.

Bài soạn Chú Đất Nung (Tiếp theo) được biên soạn rất chi tiết, trình bày khoa học, còn giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc tuần 14 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập đọc Chú Đất Nung (Tiếp theo)

Bài đọc

Chú Đất Nung
(tiếp theo)

Hai người bột trong lọ buồn tênh. Bỗng một đêm, có con chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa và cái lầu đi mất. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa chạy vọt ra, chạy đến miệng cống. Một con chuột già phục sẵn. Nó bảo chàng để ngựa lại, xuống thuyền vào cống tìm công chúa. Gặp công chúa trong cái hang tối, chàng hỏi:

Xem thêm:  Cải biên tựa đề: Sáng tác về dòng sông đầy áo trắng trên số trang 118.

– Kẻ nào đã bắt nàng tới đây?

– Chuột.

– Lầu son của nàng đâu?

– Chuột ăn rồi!

Chàng kị sĩ hoảng hốt, biết mình bị lừa, vội dìu công chúa chạy trốn.

Chiếc thuyền mảnh trôi qua cống ra con ngòi. Gặp nước xoáy, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.

Lúc ấy, Đất Nung đang đi dọc bờ con ngòi. Thấy hai người bị nạn, chú liền nhảy xuống, vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

Hai người bột tỉnh dần, nhận ra bạn cũ thì lạ quá, kêu lên:

– Ôi, chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư? Sao trông anh khác thế?

– Có gì đâu, tại tớ nung trong lửa. Bây giờ có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời người.

Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ:

– Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra.

Đất Nung đánh một câu cộc tuếch:

– Vì các đằng ấy đựng trong lọ thủy tinh mà.

Theo NGUYỄN KIÊN

Chú Đất Nung

Từ khó

  • Buồn tênh: buồn vì có cảm giác thiếu vắng một cái gì đó.
  • Hoảng hốt: đột ngột mất tự chủ do bị đe dọa bất ngờ.
  • Nhũn: quá mềm, gần như bị nhão ra.
  • Se: không còn thấm nhiều nước, hơi khô đi.
  • Cộc tuếch: ngắn gọn, không đưa đẩy, màu mè.

Hướng dẫn đọc

Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời của người kể chuyện với lời của các nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).

Xem thêm:  Soạn bài Thắng biển trang 76

Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến vào cống tìm công chúa
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy trốn
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến với lên bờ phơi nắng cho se bột lại
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 140

Câu 1

Kể lại tai nạn của hai người bột.

Trả lời:

Chàng kị sĩ và nàng công chúa đang sống trong lọ thủy tinh thì bị Chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm công chúa cũng bị chuột lừa vào cống. Hai người bột này cùng chạy trốn, thuyền lật đều bị ngấm nước, nhũn hết chân tay.

Câu 2

Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?

Trả lời:

Khi thấy hai người bột bị nạn, Đất Nung liền nhảy xuống, vớt cả hai lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

Câu 3

Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có nghĩa là cần phải chịu rèn luyện, thử thách khó khăn thì mới cứng rắn, chịu được nắng mưa mới trở thành người hữu ích được.

Câu 4

Đặt thêm tên khác cho truyện.

Trả lời:

Đặt thêm tên khác cho truyện:

  • Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.
  • Có chịu rèn luyện mới trở nên hữu ích.

Ý nghĩa bài Chú Đất Nung

Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa nên đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối.

Xem thêm:  Soạn bài Khuất phục tên cướp biển trang 66

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận