Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm?

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm?

Vì sao phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục?

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm? Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là một phương hướng trong xây dựng các hoạt động giáo dục tại nước ta. Vậy thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là nhằm mục tiêu gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm?

  1. Đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân
  2. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập
  3. Tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức
  4. Đáp ứng nhu cầu học tập của công dân

Trả lời đáp án đúng là: B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập.

Bởi vì những người nghèo trong xã hội gần như không có điều kiện học tập đầy đủ và đến nơi đến chốn. Việc học tập sẽ bị bỏ dở dang và không chú trọng học tập. Khi nhà nước tạo điều kiện để những công dân nghèo được học tập thì bản thân họ sẽ có cơ hội phát triển và đất nước sẽ có được những nhân tài phục vụ phát triển đất nước.

Xem thêm:  Chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào đúng chính tả Tiếng Việt?
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm?
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm?

2. Vì sao phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục?

Phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục vì:

– Công bằng xã hội trong giáo dục sẽ tạo điều kiện để nâng cao dân trí trong nhân dân, dân trí là vấn đề quan trọng để cải thiện mọi vấn đề liên quan đến xã hội hiện nay.

– Công bằng xã hội trong giáo dục sẽ giúp những người có điều kiện khó khăn được học tập đầy đủ từ đó cải thiện chính đời sống của họ nhất là vùng sâu, vùng sa.

– Công bằng xã hội trong giáo dục là gốc rễ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, bởi giáo dục chính là hướng phát triển năng lực trong con người cống hiến cho đất nước. Từ đó cũng giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

– Công bằng xã hội trong giáo dục còn là cơ hội đào tạo ra nhân tài, phát hiện những nhân tài của đất nước, những nhân tài sẽ đem lại cho đất nước cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

3. Ví dụ về công bằng xã hội trong giáo dục

Để hiểu hơn về hoạt động thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục thì Hoatieu.vn đưa ra một số ví dụ như sau:

Ví dụ 1: Trong Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục Đại học. Trong quyết định này quy định những sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ học phí bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên.

Xem thêm:  Chuyển đổi giới tính 2023 theo quy định pháp luật

Ví dụ 2: Nhà nước ban hành những quy định về học bổng trong Nghị định 84/2020/NĐ-CP đối với học sinh, sinh viên có thành tích tốt trong năm học. Quy định này đã nhằm khuyến khích phát huy khả năng học tập trong các em.

Ngoài những chính sách được nhà nước ban hành thì còn có nhiều tổ chức đơn vị cũng có những chính sách giúp đỡ những học sinh khó khăn vượt khó bằng những khoản tiền và học bổng để các em được tiếp tục học tập. Có thể thấy chính sách công bằng xã hội trong giáo dục được thực hiện xuyên suốt và liên tục.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Hỏi – Đáp