Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp mở bài về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (69 mẫu)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp mở bài về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (69 mẫu)

Mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm siêu hay trong bài viết dưới đây giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tự học một cách thuận lợi, làm phong phú thêm tư duy sáng tạo và nâng cao kỹ năng viết văn được tiến bộ hơn.

van mau lop 12 tong hop mo bai ve bai tho dat nuoc cua nguyen khoa diem 69 mau

TOP 69 mở bài Đất nước gồm cả cách mở bài trực tiếp, gián tiếp, qua đó giúp cho việc dẫn dắt người đọc vào vấn đề nghị luận trong phần mở bài được trọng tâm, mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn hơn, tạo được sự chú ý của người đọc, người nghe. Ngoài ra để học tốt Ngữ văn 12 các em tham khảo thêm Sơ đồ tư duy môn Ngữ văn 12, mở bài hay nhất về các tác phẩm Văn học ôn thi THPT Quốc gia.

Mở bài gián tiếp Đất nước

Mở bài mẫu 1

Cùng với nhà thơ Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,… Nguyễn Khoa Điềm cũng trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ ca của ông kết hợp giữa chính chính luận và trữ tình, giữa cảm xúc nồng nàn và suy từ sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Có lẽ chính vì lí do này mà thơ ông đã hấp dẫn không ít bạn đọc. “Đất nước” được trích từ chương V trong trường ca “Mặt đường khát vọng”, đây được coi là đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong Việt Nam hiện đại.

Mở bài mẫu 2

Trong suy nghĩ của mỗi người, yêu nước thường là một tình cảm lớn lao, xa vời, khó cảm nhận. Nhưng qua bài Đất nước, bằng những câu thơ vừa dồn nén cảm xúc vừa trĩu nặng suy tư, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thầm nhắc bạn đọc – nhất là lớp người trẻ tuổi “Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó và san sẻ…” Đất Nước gắn bó, biểu hiện ngay bên cạnh chúng ta. Phải chăng lòng yêu nước bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi nhất, như yêu cha mẹ, gia đình, mái nhà ta ở, hạt gạo ta ăn, từ mỗi giọt máu, đốt xương của chính mình? Từ tình yêu nhỏ, tuổi trẻ hãy mở rộng tấm lòng để có tình yêu lớn. Từ tình yêu, chúng ta cần thức tỉnh sứ mệnh của mình trước lịch sử. Ngày xưa, sứ mệnh ấy là chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, còn ngày nay, sứ mệnh ấy là gì?

Mở bài mẫu 3

Tố Hữu với “Vui thế hôm nay”, Chế Lan Viên với “Sao chiến thắng, Lê Anh Xuân với “Dáng đứng Việt Nam”,… đều thể hiện hình ảnh của Đất Nước ở nhiều góc độ khác nhau. Và Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, trong “Đất Nước” – một đoạn trích nằm trong trường ca “Mặt đường khát vọng” đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của Đất Nước và tư tưởng của thời đại “Đất Nước của nhân dân”. Để hiểu rõ hơn về phong cách thơ cũng như hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Nam thì ta sẽ đi sâu vào phân tích, cảm nhận đoạn trích “Đất Nước”.

Mở bài mẫu 4

Trong thơ ca và nghệ thuật, đề tài Đất Nước là đề tài quen thuộc mà đặc biệt quen thuộc trong thời kì kháng chiến cứu quốc của dân tộc. Đất nước cũng từ đó mà có nhiều hình hài, được tạc tô thành nhiều vẻ đẹp khác nhau từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đọc thơ Tố Hữu ta thấy Đất Nước có trong bóng dáng người anh hùng, người mẹ, còn Chế Lan Viên “tìm hình của nước” trong vị cha già Hồ Chí Minh. Còn với Nguyễn Khoa Điềm, ông lại đi tìm vẻ đẹp trong chiều sâu văn hóa, trong phong tục của con người Việt Nam ta, mà đặc biệt là tư tưởng mang dấu ấn “Đất Nước của nhân dân”.

Mở bài mẫu 5

Trong dàn hợp xướng của thơ ca Việt Nam thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm vẫn là một tiếng thơ rất riêng, một giọng thơ khác biệt làm nên một phong cách nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh một Phạm Tiến Duật trẻ trung sôi nổi phong trần với những lời thơ lấm bụi Trường Sơn đầy chất văn xuôi, một Nguyễn Duy mộc mạc, chân chất mà đằm thắm ngọt ngào với những âm điệu lục bát của ca dao vọng về, là một Nguyễn Khoa Điềm tài hoa mà uyên bác, truyền thống mà hiện đại, thơ ông đĩnh đạc, nghiêm cẩn, trang trọng và cũng rất đỗi tinh tế trữ tình. Trích đoạn “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” đã kết tinh được những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm, từ những bình diện về văn hóa, lịch sử, địa lý,….

Mở bài mẫu 6

Đối với mỗi người chúng ta, khi nhắc về đất nước, ta sẽ thường nghĩ tới một điều gì đó vừa xa xôi vừa trừu tượng. Nhưng khi đọc bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng) ta lại nhận ra rằng đất nước không hề trừu tượng, xa xôi như thế, mà đất nước ở đây lại là thứ gì đó vô cùng gần gũi bình dị, thân thương, ân tình mà mỗi người chúng ta đều tìm thấy đất nước trong chính mình. Nó không chỉ là mảnh đất cằn cỗi đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn mà hơn thế, đất nước đã hóa thân hòa vào chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể, thành những nhịp đập trong trái tim ta và từ đó trong mỗi người chúng ta đều có một phần của Đất nước.

Mở bài mẫu 7

“Có mối tình nào hơn Tổ quốc?”

(Trần Mai Ninh)

Bằng tất cả tình cảm yêu thương sâu nặng và cảm hứng nồng nàn của mình về Tổ Quốc – các nhà thơ, nhà văn – các chiến sĩ đã để lại cho núi sông này biết bao vần thơ đẹp về con người, về đất nước Việt Nam. Nếu các nhà thơ khác cùng thời thường dùng những hình ảnh kì vĩ, lớn lao, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về sự thiêng liêng của đất nước thì với Nguyễn Khoa Điềm lại ngược lại. Ông cảm nhận về đất nước qua những điều hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị, mộc mạc thân thuộc và gắn liền với mỗi con người như máu thịt, như hơi thở. Đất nước ấy được tắm đẫm trong hương liệu văn hóa dân gian, trong tư tưởng lớn của thời đại – tư tưởng “Đất nước của nhân dân”, một tư tưởng cốt lõi của bài thơ. (Mở bài dành cho đề “Phân tích tư tưởng cốt loic Đất nước của nhân dân”)

Mở bài mẫu 8

Đối với mỗi người chúng ta, khi nhắc về đất nước, ta sẽ thường nghĩ tới một điều gì đó vừa xa xôi vừa trừ tượng. Nhưng khi đọc bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng) ta lại nhận ra rằng đất nước không hề trừu tượng, xa xôi như thế, mà đất nước ở đây lại là thứ gì đó vô cùng gần gũi bình dị, thân thương, ân tình mà mỗi người chúng ta đều tìm thấy đất nước trong chính mình. Nó không chỉ là mảnh đất cằn cỗi đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn mà hơn thế, đất nước đã hóa thân hòa vào chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể, thành những nhịp đập trong trái tim ta và từ đó trong mỗi người chúng ta đều có một phần của Đất nước.

Mở bài cảm nhận bài thơ Đất nước

Mở bài mẫu 1

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi sự kết hợp hài hòa, độc đáo giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và về con người Việt Nam. Nổi bật hơn hết trong các tác phẩm của ông đó là bản “Trường ca Mặt đường khát vọng”, tác phẩm được ông sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971. Đoạn trích “Đất nước” mà chúng ta học nằm ở phần đầu chương V của bản trường ca, đây được coi là đoạn thơ hay nhất trong bản trường ca, và là đoạn thơ hay nhất viết về đề tài đất nước. Đoạn trích viết về nguồn gốc của Đất nước, cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn từ nhiều khía cạnh và đồng thời còn viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về trách nhiệm, sứ mệnh của thế hệ trẻ với non sông đất nước.

Mở bài mẫu 2

Giữa muôn vàn những tác phẩm thơ ca về đề tài Đất nước, ta vẫn nhận thấy được cái chất rất riêng của Nguyễn Khoa Điềm với thi phẩm “Đất nước” được trích từ bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Những vần thơ mang đậm chất trữ tình xen lẫn chính luận của ông không những không khô khan giáo điều mà lại rất dạt dào cảm xúc. Với “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm cho kho tàng văn học dân tộc cũng như góp thêm thành tựu cho thơ ca thời kì chống Mĩ bằng một cái nhìn toàn diện hơn, cách nói mới mẻ độc đáo mà không lặp lại con đường đi của người khác. Bài thơ là lời kêu gọi thiết tha của tác giả với các thế hệ trẻ cùng xuống đường, hướng về cuộc kháng chiến chung của dân tộc, là lời nhắc nhở về trách nhiệm, sứ mệnh của mình đối với đất nước dân tộc.

Mở bài mẫu 3

“ Mặt đường khát vọng” là tập trường ca hùng tráng và tiêu biểu nhất làm lên cái tên Nguyễn Khoa Điềm. Tập thơ này được hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên vào năm 1971. Bản trường ca đã làm thức tỉnh các bạn học sinh, sinh viên – thế hệ trẻ ở các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Để họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ; hướng về nhân dân, về đất nước từ đó ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, cùng đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa mình với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đoạn trích “Đất Nước” mà ta học nằm ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.

Mở bài mẫu 4

Nếu có ai hỏi tôi hai tiếng thiêng liêng nhất mà tôi biết là gì, tôi chẳng ngần ngại mà trả lời là “Đất Nước”. Chỉ hai từ ngắn gọn nhưng mỗi khi vang lên ta thấy được sự cao cả, trang trọng nhưng lại rất đỗi bình dị và gần gũi. Trong giai đoạn 1945 – 1975, “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm như một bản giao hưởng trầm hùng bay lên với biết bao yêu thương cháy bỏng, ngân nga mãi cùng năm tháng. Hình ảnh thơ hiện lên xiết bao bình dị, gần gũi, mang tính biểu tượng sâu sắc đúng với đất nước ta.

Xem thêm:  Dạng đề bài lớp 12: Viết văn nghị luận về tình yêu biển đảo (Gợi ý + 4 Mẫu)

Mở bài mẫu 5

Chương Đất Nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng là sự cảm của Nguyễn Khoa Điềm về vai trò và những hi sinh to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. Cũng như những nhà thơ trẻ tiêu biểu của thời kỳ chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy ngẫm của mình về nhân dân thông qua những trải nghiệm của chính bản thân mình. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” là tư tưởng chủ đạo, chi phối cả nội dung và hình thức chương V của bản trường ca này.

Mở bài mẫu 6

Từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc ta đã phải tiến hành liên tiếp hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược để gìn giữ nền độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Trong suốt ba mươi năm ấy, vận mệnh của đất nước luôn luôn là vấn đề lớn lao, nóng bỏng và chi phối mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc và mỗi con người Việt Nam. Vì thế, cũng là lẽ tự nhiên, tình cảm yêu nước đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong thơ ca hiện đại Việt Nam, tiếp nối một truyền thống sâu đậm của văn học dân tộc từ ngàn xưa. Tình cảm yêu nước được biểu hiện trong thơ ca ta thống nhất nhưng cũng rất đa dạng, phong phú tùy theo hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng cụ thể của từng nhà thơ.

Mở bài mẫu 7

Đất nước là hình tượng trữ tình lớn, là cảm xúc nghệ thuật của nhiều thế hệ nhà thơ Việt Nam. Có một thực tế: mỗi lần đất nước đặt trước những thử thách thì hình tượng đất nước lại ngời sáng trong văn học với những phát hiện mới mẻ độc đáo. Trường ca Mặt đường khát vọng với trích đoạn Đất Nước là một minh chứng đẹp đẽ cho quy luật này. Trong trích đoạn nói trên, những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đạt tới một tầm vóc triết học sâu sắc.
Trước tiên, đất nước hiện lên trong chiều dài của thời gian. Thời gian trong trích đoạn Đất Nước đầy ắp những hình tượng huyền thoại lấy từ trong truyền thuyết, phong tục dân gian. Nhờ sự xuất hiện của hình tượng thời gian này đất nước hiện lên trong chiều sâu thẳm của thời gian nguồn cội, đầy thiêng liêng thành kính.

Mở bài mẫu 8

Đề tài đất nước là một trong những đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam nói chung và trong các lĩnh vực khác nói riêng. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh đất nước rất nhiều không chỉ trong văn học, thơ ca mà cả trong những lời ca, câu hát của bà và mẹ. Hình ảnh đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất vẫn là qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu sóng gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm.

Mở bài mẫu 9

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cùng với lớp những nhà thơ trẻ tài năng khác, Nguyễn Khoa Điềm đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học cách mạng rất nhiều tác phẩm thơ văn hay viết về đề tài đất nước, chiến tranh và người lính. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất và được đánh giá là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến là bài thơ Đất nước (được trích từ Trường ca khát vọng). Hình ảnh đất nước trong bài thơ này của Nguyễn Khoa Điềm được làm nên bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn và độc đáo bởi cảm xúc thiết tha, nồng nàn cùng những suy tư sâu lắng về đất nước, về dân tộc của nhà thơ.

Mở bài mẫu 10

Nền văn học Việt Nam có bao nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với vô số những tác phẩm hay và ý nghĩa. Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ – mỗi giai đoạn lại có một lớp nhà thơ, nhà văn nổi bật được ghi danh. Đặc biệt trong đó ta phải kể đến nhà thơ với phong cách trữ tình chính luận độc đáo, mới mẻ – Nguyễn Khoa Điềm. Dưới những lập luận sắc bén cùng tài năng đỉnh cao của mình trong thơ ca, ông đã đưa ra một cái nhìn rất mới mà cũng rất gần gũi bình dị, qua đó cũng thức tỉnh thế hệ trẻ về trách nhiệm, sứ mệnh của mình với đất nước qua đoạn thơ Đất nước trích từ Trường ca Mặt đường khát vọng. (Mở bài dành cho đề “Cảm nhận bài thơ Đất nước).

Mở bài phân tích bài thơ Đất nước

Mở bài mẫu 1

Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng trong Đất nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm , ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Mở bài mẫu 2

Đất nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta; vừa cao cả, trang trọng; vừa xiết bao gần gũi. Hình tượng Đất Nước đã khơi nguồn cho bao hồn thơ cất cánh. “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm cũng nằm trong dòng chảy dào dạt ấy và có phần đầy đủ hơn cả khi thống nhất được cội nguồn đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân.

Mở bài mẫu 3

Đối với mỗi chúng ta, khi nhắc về đất nước, ta thường đồng nhất khái niệm ấy với những điều thiêng liêng, to lớn, xa xôi, trừu tượng. Nhưng khi đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trích trong trường ca Mặt đường khát vọng ta nhận ra rằng đất nước không trừu tượng, xa xôi như thế, đất nước gần gũi bình dị, thân thương, ân tình và mỗi người đều tìm thấy đất nước trong chính mình. Nó không chỉ là mảnh đất đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn mà hơn thế, đất nước đã trở thành một phần hòa chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể, thành những nhịp đập trong trái tim ta và từ đó trong mỗi chúng ta đều có một phần Đất nước.

Mở bài mẫu 4

Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu sóng gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm.

Mở bài mẫu 5

Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có cho mình một lối đi riêng. Đoạn trích “Đất nước” là sự kết tinh của những sáng tạo độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm.

Mở bài mẫu 6

Đất nước – đề tài muôn thuở trong thi ca và nghệ thuật, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Trong những năm tháng chiến tranh, tình yêu đối với đất nước lại càng tỏa sáng và rực cháy trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm được sáng tác trong bối cảnh ấy.

Mở bài mẫu 7

“Đất nước” là một trong những bài thơ hay nói về khát vọng yêu nước trong mỗi một con người Việt Nam. Dưới đây là bài phân tích về các trích đoạn trong bài thơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.

Mở bài mẫu 8

Từ bao đời nay, đất nước luôn là đề tài muôn thuở, là nơi gặp gỡ của các nhà thơ, nhà văn từ khắp mọi miền, tình yêu quê hương đất nước dường như đã đi vào từng câu hát, từng lời văn, lời thơ. Không giống như đất nước của Nguyễn Đình Thi hay Hoàng Cầm, qua ánh nhìn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, hình hài đất nước hiện lên thật đầy đủ và trọn vẹn. Bài thơ “Đất nước” của tác giả xoay quanh cuộc sống sự gần gũi, bình dị với tình yêu chan chứa của nhân dân Việt Nam, nhưng cũng đầy kiên cường, mạnh mẽ vươn lên trên mọi sóng gió.

Mở bài mẫu 9

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ ông thường có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng, giữa chất trữ tình và chất chính luận. Đoạn trích “Đất nước” đã cho người đọc thấy rõ được những đặc điểm của thơ ông. Đặc biệt đoạn thơ đầu của bài thơ nhà thơ đã giải thích Đất nước bằng những hình ảnh giản dị hằng ngày.

Mở bài mẫu 10

Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ; hướng về nhân dân, về đất nước; ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.

Mở bài mẫu 11

Cùng với các nhà thơ trong thế hệ chống Mỹ lúc bấy giờ, Nguyễn Khoa Điềm dường như cũng hướng ngòi bút của mình đến một chủ đề lớn lao của thơ ca đương thời đó không gì khác chính là đất nước. Tuy nhiên, có thể nói rằng hình ảnh “đất nước” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ có đau thương mất mát hay chỉ có những cảnh sơn hào hùng vĩ mà “đất nước” hiển hiện lên trọn vẹn qua những suy nghĩ và cảm nhận hết sức mới mẻ. Qua đoạn trích “Đất nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của ông thì đây chính là một định nghĩa đủ đầy về đất nước và qua đó cũng thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất nước là của nhân dân.

Mở bài mẫu 12

Nguyễn Khoa Điềm một cây bút tài năng, thơ ông giàu cảm xúc, đậm chất chiêm nghiệm, suy tư, đi vào chiều sâu triết lí. Trong hệ thống sáng tác của ông, nổi bật nhất chính là trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích trong sách giáo khoa được trích từ phần đầu của chương V, có tên là Đất nước đã nói lên nguồn gốc cũng như truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 12: Phân tích chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích Đất nước

Mở bài mẫu 13

Từ xưa đến nay viết về đất nước luôn là nguồn mạch cảm hứng chủ đạo của nền văn học. Tiếp tục mạch nguồn của văn học dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm một gương mặt nổi bật của văn học kháng chiến chống Mỹ đã có những quan điểm hết sức mới mẻ về đất nước. Quan điểm đó đã được ông thể hiện đầy đủ nhất qua đoạn trích Đất nước thuộc trường ca Mặt đường khát vọng.

Mở bài mẫu 14

Đất nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta; vừa cao cả, trang trọng; vừa xiết bao gần gũi. Hình tượng Đất Nước đã khơi nguồn cho bao hồn thơ cất cánh. “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm cũng nằm trong dòng chảy dào dạt ấy và có phần đầy đủ hơn cả khi thống nhất được cội nguồn đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân.

Mở bài mẫu 15

Khi nói đến vẻ đẹp của đất nước trên bình diện của chiều sâu văn hóa, ta phải hiểu văn hóa là những giá trị mà con người ở 1 vùng đất tạo ra. Có thể đó là giá trị tinh thần cũng có thể là giá trị phi vật thể. Nguyễn Khoa Điềm nhìn nhận người Việt Nam không chỉ ra đi để bảo vệ đất đai xứ sở mà còn truyền và bảo vệ cho nhau những hạt giống dân ta, những vẻ đẹp mang đậm cốt cách của con người Việt Nam được truyền từ đời này sang đời khác, từ trái tim của người già sang lồng ngực của người trẻ, đó là vẻ đẹp mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam ta. Đất Nước bắt đầu từ một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi.

Mở bài mẫu 16

Đất nước là một đề tài lớn thường gợi lên những cảm hứng mãnh liệt đối với thi nhân, nhất là vào thời điểm nền độc lập dân tộc đứng trước những thử thách lớn lao. Đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm cũng ra đời trong một hoàn cảnh tương tự như vậy. Đó là những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước sôi sục, cuộc sống của mỗi cá nhân luôn luôn gắn liền với vận mệnh của đất nước. Viết trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm muốn góp một tiếng nói nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ ở vùng tạm chiếm miền Nam. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của trường ca, đây cũng là phần hay nhất của bản trường ca này, có thể hiện sự nhận thức sâu sắc của một thế hệ thanh niên Việt Nam về đất nước. Chính nhận thức ấy đã trở thành một điểm tựa để mỗi người tự suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Mở bài mẫu 17

Đất nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về Đất Nước, bởi thế Đất Nước, Tổ quốc hiện lên muôn màu muôn vẻ. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc, bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần của dân tộc.Khác với các nhà thơ cùng thế hệ – thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước, với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mỹ lệ có tính chất biểu tượng. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Hình ảnh đất nước hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.

Mở bài mẫu 18

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, những sáng tác thơ văn của các nhà văn, nhà thơ không chỉ đơn thuần thỏa mãn đam mê sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ mà còn là “vũ khí” đấu tranh vô cùng đắc lực. Những tác phẩm viết trong giai đoạn này thường mang đậm khuynh hướng sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một mặt tái hiện lại không khí cuộc chiến, mặt khác cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ- chiến sĩ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hòa với phong trào đấu tranh chung của cả dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm vừa chiến đấu, vừa sáng tác nhằm cổ vũ, động viên cách mạng, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông có thể kể đến là bài thơ Đất nước. Bài thơ viết về chủ đề đất nước, qua những cảm nhận về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã gợi lên ở thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu nước nồng nàn, cùng với đó là tinh thần dân tộc và trách nhiệm của bản thân với đất nước, xứ sở.

Mở bài mẫu 19

Đất nước, quê hương là mảng đề tài lớn trong thi ca. Đã có rất nhiều tác giả thành công trong việc xây dựng lên một dáng hình đất nước, phác họa sống động một tình cảm lớn lao, thiêng liêng cho quê hương, xứ sở, đó là một đất nước dù trải qua đau thương nhưng vẫn ngời sáng tinh thần đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi, là một đất nước bình dị nhưng gắn bó yêu thương trong thơ Hoàng Cầm. Cũng viết về chủ đề đất nước quen thuộc ấy, Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ Đất nước đã mang đến những cảm nhận vô cùng mới mẻ về đất nước, nhà thơ đã định nghĩa đất nước bằng những gì bình dị, thân thuộc nhất đối với đời sống con người để từ cái thân thuộc, vô danh nhà thơ đã khái quát lên một đất nước hữu hình, đẹp đẽ mà thiêng liêng nhất.

Mở bài phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân

Mở bài mẫu 1

Thơ ca Việt Nam ba mươi năm chiến tranh là một dàn hợp xướng những khúc ca, giai điệu ngọt ngào về đất nước. Ta không thể nào quên một “đất nước hình tia chớp” trong thơ Trần Mạnh Hảo hay một đất nước như “bà mẹ sớm chiều gánh nặng nhẫn nại nuôi con một đời im lặng” trong thơ Tố Hữu. Nhắc đến đề tài Đất nước trong văn học cách mạng sẽ thật là không đầy đủ nếu như ta không nhắc đến Đất nước trích trong Trường ca mặt đường khát vọng với tư tưởng nhân văn tiến bộ: “Đất nước của nhân dân”.

Mở bài mẫu 2

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giản dị, giàu chất suy tư. Nguyễn Khoa Điềm đã dành những trang viết đẹp nhất ca ngợi và cổ vũ ý chí ra trận của dân tộc. Mỗi tác phẩm là đều tiếng còi xung trận. Trường ca “Mặt đường khát vọng” là tác phẩm xuất sắc, có những khám phá độc đáo về hình ảnh đất nước và cái nhìn của thời đại. Độc đáo và mới mẻ nhất ở trường ca Mặt đường khát vọng đó là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.

Mở bài mẫu 3

Là một trí thức tham gia kháng chiến, trưởng thành trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Huế, Nguyễn Khoa Điềm còn là nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thiên về chính luận kết hợp với trữ tình. Những bài bài thơ của tác giả đều thể hiện khát vọng chiến đấu, một niềm tin cháy bỏng vào đất nước và nhân dân. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân’’ đã chi phối cách nhìn, cách nghĩ của tác giả. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được thể hiện rõ trong đoạn trích “Đất nước” trích “Trường ca Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.

Mở bài mẫu 4

Trong bản hợp xướng của thơ ca chống Mỹ, nổi lên những âm vang trầm hùng, sâu lắng thiết tha về đất nước. Đất nước hiện lên qua màu xanh “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, trong dòng người cuồn cuộn trên “Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh”, “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo. Đất nước đó cũng rung lên mạnh mẽ khi tuổi trẻ không yên những tà áo trắng đã xuống đường trong “Mặt đường khát vọng” (1974) của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bản trường ca chín chương sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ trước vận mệnh của dân tộc, ông đã dành hẳn một chương (V) để nói về đất nước.

Mở bài mẫu 5

Đất nước là một chủ đề được quan tâm hàng đầu đối với lịch sử văn học nước ta. Mỗi thời đại có một cách hiểu, cách quan niệm riêng về đất nước. Thời trung đại người ta thường quan niệm đất nước gắn liền với công lao của các triều đại, do các triều đại kế tiếp nhau gây dựng lên. Còn ở thời hiện đại, khi người ta nhìn thấy rõ sức mạnh to lớn của nhân dân, người ta mới thấy rằng đất nước là của nhân dân. Điều này tất nhiên càng được các nhà văn Việt Nam ý thức sâu sắc hơn ai hết khi dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại chống Mỹ cứu nước. Tư tưởng xuyên suốt chương thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm chính là tư tưởng đất nước của nhân dân.

Mở bài mẫu 6

Trong bản hợp xướng của thơ ca chống Mỹ, nổi lên những âm vang trầm hùng, sâu lắng thiết tha về đất nước. Đất nước hiện lên qua màu xanh “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, trong dòng người cuồn cuộn trên “Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh”, “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo. Đất nước đó cũng rung lên mạnh mẽ khi tuổi trẻ không yên những tà áo trắng đã xuống đường trong “Mặt đường khát vọng” (1974) của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bản trường ca chín chương sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ trước vận mệnh của dân tộc, ông đã dành hẳn một chương (V) để nói về đất nước.

Mở bài mẫu 7

“Đất ngoại ô” (1972), “Mặt đường khát vọng” (1974) của Nguyễn Khoa Điềm cho thấy một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện những tâm tư của người thanh niên trí thức trước những vấn đề trọng đại của dân tộc ta thời chống Mĩ.

Mở bài mẫu 8

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trường ca “Mặt đường khát vọng” là tác phẩm xuất sắc, mang vẻ đẹp độc đáo của ông, được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị – Thiên. Bài “Đất Nước” là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu – thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyền thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ… của nền văn hóa dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất Nước, một Đất Nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất Nước của Nhân Dân vĩnh hằng muôn thuở.

Mở bài mẫu 9

“Có mối tình nào hơn Tổ quốc?”

(Trần Mai Ninh)

Bằng tình cảm yêu thương sâu nặng và cảm hứng nồng nàn về Tổ Quốc – các nhà thơ – chiến sĩ đã để lại cho núi sông này biết bao vần thơ đẹp về con người, đất nước Việt Nam. Nếu các nhà thơ khác cùng thời thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị, mộc mạc gắn liền với mỗi con người như máu thịt, như hơi thở. Đất nước ấy tắm đẫm trong hương liệu văn hóa dân gian, trong tư tưởng lớn của thời đại – tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về hi vọng (Dàn ý + 13 mẫu)

Mở bài mẫu 10

Đất Nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang trọng, vừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Văn học kháng chiến 1945 – 1975, trong mạch chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức của thời đại mà còn khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật Đất nước thật nên thơ, cao đẹp. Từ khói lửa Bình Trị Thiên những năm đánh Mỹ, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm như bản giao hưởng trầm hùng đã bay lên với bao yêu thương cháy bỏng, ngân nga mãi cùng tháng năm.

Mở bài mẫu 11

Đoạn trích “Đất Nước” trong Sách giáo khoa được trích trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” . Cũng chính tác phẩm này đã làm lên tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm, đưa ông bước lên đỉnh cao của nghệ thuật sáng tác thơ văn. Cũng như những nhà thơ trẻ khác trong thời kỳ chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy ngẫm, những tư tưởng, những cách nhìn bao quát về Đất nước. Và trong đoạn trích này tư tưởng “Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” là tư tưởng cốt lõi, tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ nội dung và hình thức chương V của bản trường ca này.

Mở bài Đất nước 9 câu đầu

Mở bài mẫu 1

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ cứu nước. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người tri thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân, mang màu sắc chính luận. Đoạn trích “Đất Nước” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Đoạn trích thể hiện cái nhìn mới mẻ về Đất Nước, và cái mới mẻ ấy thôi thúc chúng ta đi tìm cội nguồn của Đất Nước. Với 9 câu thơ đầu, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện quan niệm của mình về cội nguồn của Đất Nước thật đặc sắc.

Mở bài mẫu 2

Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có cho mình một lối đi riêng. Nguyễn Khoa Điềm từng chia sẻ: “Đất Nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”. “Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nước Giản dị, gần gũi nhất”. Rút ra từ trường ca “Mặt đường khát vọng”, đoạn trích “Đất Nước” là sự kết tinh của những sáng tạo độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Với 9 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với lịch sử của dân tộc để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ:

Mở bài mẫu 3

Đất Nước – hai từ thôi mà sao nó thân thương đến thế! Và đó cũng là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ sẽ chọn cho mình một góc nhìn riêng để nói về Đất Nước, nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, bình dị để miêu tả về Đất Nước. Bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã gợi cho người đọc những nét đẹp về văn hóa, truyền thống, phong tục đẹp vô ngần, sinh động lạ thường, mang đậm dấu ấn con người Việt. Với 9 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với lịch sử của dân tộc để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ:

Mở bài mẫu 4

Đầu năm 1971, đang công tác trong thành ủy Huế, Nguyễn Khoa Điềm được mời tham gia trại sáng tác tổ chức ở đất bạn Lào. Nhà thơ rất thích nhạc giao hưởng ấy tâm sự: Tôi nghĩ tôi sẽ viết một bản giao hưởng bằng ngôn ngữ. Và trường ca Mặt đường khát vọng đã ra đời. Trường ca gồm chín chương. Đoạn thơ Đất Nước trích từ phần đầu của chương V có tên là Đất Nước. Trong thơ kháng chiến chống Mỹ đất nước là chủ đề bao trùm. Các thế hệ trước nhiều người viết rất hay về đề tài đất nước, cho nên Nguyễn Khoa Điềm tìm cách thể hiện mới, chọn chất liệu từ đời sống dân gian để thấy rằng đất nước là ý niệm thiêng liêng, nhưng cũng thật gần gũi và giản dị.

Mở bài mẫu 5

Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là những trang thơ đậm chất suy luận, nhưng lại thấm đẫm, nồng nàn trong cảm xúc. Bởi thế mà dẫu viết về một đề tài đã cũ, đã quen, nhưng cách khai thác chất liệu mới mẻ, sáng tạo đã giúp nhà thơ tạo được dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Đặc biệt, 9 câu thơ mở đầu Đất Nước, trong mạch cảm xúc trăn trở, tìm về cội nguồn lịch sử của dân tộc, đã thể hiện rất rõ điều đó.

Mở bài mẫu 6

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm luôn chảy trong dòng máu, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ gian khổ, có biết bao nhiêu bài thơ, bài văn ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân và dân ta ngoài mặt trận. Một trong số các tác phẩm khơi gợi lòng yêu nước đó không thể không kể đến Trường ca Mặt đường khát vọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mà nổi bật là đoạn trích Đất nước. Mở đầu đoạn trích, tác giả lí giải về cội nguồn của Đất nước vô cùng thân thương.

Mở bài mẫu 7

“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im…”. Cứ mỗi lần nghe lại bài hát này lòng tôi xốn xao da diết. Nhớ những ngày bé thơ đến lớp, cô giáo dạy tôi viết hai chữ “Việt Nam” và gọi đó là Đất Nước. Tôi mơ hồ chả hiểu, chỉ biết rằng đó là cái gì lớn lao và thật quý báu lắm! Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thía hai tiếng thiêng liêng “Đất Nước”. Trong những vần thơ mến yêu dạt dào cảm hứng ấy, tác phẩm “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là nổi bật hơn cả.., bằng trải nghiệm tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước, hoà mạch thơ chính luận – trữ tình.

Mở bài mẫu 8

Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có cho mình một lối đi riêng. Đoạn trích “Đất Nước” là sự kết tinh của những sáng tạo độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Với 9 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với lịch sử của dân tộc để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ.

Mở bài mẫu 9

Cảm hứng về đất nước, về tầm vóc đáng tự hào của nó là một cảm hứng vốn quen thuộc của thơ ca hiện đại giai đoạn từ 1945 đến 1975. Bất cứ ai cũng nhận ra rằng từ sau Cách mạng tháng Tám, dân tộc, tổ quốc đã thực sự lớn mạnh của Thánh Gióng. Đó chính là hiện thực, là tiền đề thẩm mĩ cất cánh cho những dòng cảm xúc đáng trân trọng về vóc dáng của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Là một nhà thơ trẻ, trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước, nặng tình với non sông, người trí thức Nguyễn Khoa Điềm cũng góp riêng một tiếng nói của mình để khẳng định sự lớn dậy ấy. Với 9 câu thơ mở đầu bài thơ “Đất nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa Điềm đã có những cảm nhận mới mẻ về đất nước.

Mở bài mẫu 10

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm tháng trường kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn đọc giả bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.Nổi lên cho phong cách sáng tác của ông là “Trường ca Mặt đường khát vọng”, được ông sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971, in xuất bản lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về trách nhiệm với non sông đất nước và sứ mệnh thế hệ mình , hơn cả là hòa mình với cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược. Đoạn trích bài thơ “Đất nước” nằm ở phần đầu chương V của tường ca. 9 câu thơ mở đầu của đoạn trích là 9 câu thơ nói lên quan điểm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Mở bài mẫu 11

Đất Nước- hai từ thôi mà sao nó thân thương đến thế! Và đó cũng là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ sẽ chọn cho mình một góc nhìn riêng để nói về Đất Nước, nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, bình dị để miêu tả về Đất Nước. Bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã gợi cho người đọc những nét đẹp về văn hóa, truyền thống, phong tục đẹp vô ngần, sinh động lạ thường, mang đậm dấu ấn con người Việt. Với 9 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với lịch sử của dân tộc để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ:

Mở bài mẫu 12

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đặc biệt thể hiện qua 9 câu thơ đầu bài.

Mở bài mẫu 13

Nghe dịu nỗi đau của mẹ”

(Đất nước tôi – Tạ Hữu Yên)

Đất Nước và mẹ là những điều thiêng liêng làm nên nguồn cội, từ lâu đã trở thành cảm hứng sáng tác của nền văn học lấy tinh thần yêu Tổ quốc mình đặt lên vai. Ở mỗi tác giả, chúng ta bắt gặp những cảm hứng khác nhau để từ đó hình tượng Đất Nước chưa bao giờ lặp lại mình qua lăng kính cá nhân của những người làm nghệ thuật. Đến với Nguyễn Khoa Điềm, hình tượng Đất Nước được cảm nhận một cách mới mẻ, độc đáo qua lối thơ giàu chất trữ tình, giọng thơ suy tưởng, mang nhiều triết lý. Nhà thơ trí tuệ này đã dành cả chương 5 – Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng để luận giải về sự ra đời của Đất Nước thông qua nhiều phương diện lịch sử, địa lý, văn hoá dân gian để đi đến khẳng định Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân. Trong dòng suy tưởng ấy, cội nguồn của Đất Nước hiện ra ở 9 câu thơ đầu tiên.

Mở bài mẫu 14

Đất nước là một trong những đề tài gắn với sự thành công của nhiều cây bút trong các thời kì, nhất là thời kì kháng chiến. Ta không sao quên được hình ảnh đất nước hóa thân vào “mảnh hồn quê Kinh Bắc”, đất nước bị dày xéo dưới chân của bọn giặc ngoại xâm trong thơ của Hoàng Cầm hay hình ảnh một đất nước nhỏ bé, đau thương mà anh hùng, bất khuất “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” trong thơ của Nguyễn Đình Thi. Đến với Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta lại có khám phá mới về đất nước của ca dao, thần thoại. Đoạn trích Đất nước nằm trong chương 5 của bản trường ca Mặt đường khát vọng. Với hình tượng trung tâm là đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy được tư tưởng mới mẻ của mình trong hành trình lí giải về cội nguồn đất nước mà đặc biệt là trong chín câu thơ đầu bài.

……………….

Tải File tài liệu để xem thêm Mở bài Đất nước

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập