Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô (4 mẫu)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô (4 mẫu)

Đoạn trích Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa bức tranh thiên nhiên nơi đảo Cô Tô hiện lên đầy chân thực, sinh động.

Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô
Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô

Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô, bao gồm 4 đoạn văn mẫu. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô – Mẫu 1

Đoạn trích “Cô Tô” giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của đảo Cô Tô. Đầu tiên là vẻ đẹp thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão. Hình ảnh Cô Tô lúc này hiện lên trước mặt người đọc thật trong sáng, tinh khôi vào buổi sáng đẹp trời: “Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa”. Để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đặc sắc như vậy, hẳn nhà văn đã phải kì công khi chọn ra những hình ảnh tiêu biểu với bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát. Không chỉ vậy, ấn tượng nhất với người đọc chính là cảnh mặt trời mọc. N hững câu văn miêu tả đầy tinh tế: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho người đọc hình dung rõ nét hơn về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. Sức tưởng tượng của nhà văn còn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Cuối cùng, trong bức tranh thiên nhiên đó không thể thiếu vẻ đẹp của con người. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập và đông vui. Có thể thấy rằng, cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ miêu tả điêu luyện của bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt bài Cô Tô của Nguyễn Tuân (8 mẫu)

Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô – Mẫu 2

Văn bản “Cô Tô” đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc khi khắc họa cảnh sắc của đảo Cô Tô hiện lên thật xinh đẹp. Khung cảnh Cô Tô sau cơn bão được tác giả tóm gọn lại bởi hai từ “trong trẻo, sáng sủa”. Với cách viết của Nguyễn Tuân, toàn bộ cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nhà văn “càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn miêu tả cảnh mặt trời mọc vô cùng tinh tế: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Để cho bức tranh thêm phần sinh động hơn, tác giả đã miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người. Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc… Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Và vẻ đẹp của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: “Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành”. Đọc xong đoạn trích Cô Tô, chúng ta thêm say mê và tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể về một việc tốt em đã làm

Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô – Mẫu 3

Sau khi cơn bão đi qua, vẻ đẹp của đảo Cô Tô được hiện lên vô cùng chân thực, sinh động. Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng có sức gợi mạnh mẽ để tái hiện dáng vẻ tinh khôi, trong sáng của đảo Cô Tô như “trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn”. Đồng thời, ông cũng chọn ra những sự vật hết sức tiêu biểu để miêu tả “bầu trời, nước biển, cây trên núi, bãi cát”. Thật tinh tế khi Nguyễn Tuân đã nhận xét về vẻ đẹp của Cô Tô lúc này bằng hai từ “trong trẻo và sáng sủa”. Hình ảnh “cây trên núi lại thêm xanh mượt” gợi ra dáng vẻ sạch sẽ, tươi mát của cây cối. Màu “lam biếc” đậm đà của nước biển, và sự “vàng giòn” của cát gợi ra sự khoáng đạt. Cùng với sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác với những gam màu xanh, vàng sang vị giác với các tính từ “đậm đà”, “giòn” đã bộc lộ những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà văn về vẻ đẹp độc đáo, thanh khiết vô cùng nơi đảo xa. Ấn tượng nhất phải nhắc đến đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc. Bức tranh thiên nhiên nơi đảo Cô Tô càng trở nên sinh động, rực rỡ hơn bao giờ hết. Những câu văn miêu tả: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho người đọc hình dung rõ nét hơn về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. Sức tưởng tượng của nhà văn còn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Như vậy, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của quần đảo Cô Tô một cách rõ ràng, chân thực nhất.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 6: Kể về bà của em

Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô – Mẫu 4

Phong cảnh quần đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên giống như một bức tranh. Nổi bật trong bức tranh là những gam màu “trong trẻo” và “sáng sủa” – với màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo. Cảnh thiên nhiên được nhà văn khắc họa từ với điểm nhìn từ trên cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: “càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. Đặc biệt, khi đọc đoạn trích này, người đọc không thể nào quên cảnh mặt trời mọc trên biển Đông. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào”. Còn mặt bể là “một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng’”. Cuối cùng, nhà văn khắc họa hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: “Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành”. Có thể khẳng định rằng, đó là những hình ảnh tiêu biểu của cuộc sống lao động khoẻ khoắn, vui tươi của những ngư dân cần cù, chất phác trên đảo Cô Tô. Đoạn trích đã gợi cho người đọc nhiều cảm xúc.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận