Ba mũi giáp công ba vùng chiến lược là gì?

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Ba mũi giáp công ba vùng chiến lược là gì?

Việt Nam được biết đến là đất nước trải qua nhiều chiến tranh, đánh thắng được nhiều cường quốc lớn bằng nhiều chiến lược quân sự độc đáo, nghệ thuật quân sự sáng tạo như chiến tranh du kích, ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược. Vậy ba mũi giáp công ba vùng chiến lược là gì?

Ba mũi giáp công là gì?

Ngày 1 tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 47/SL về tổ chức Bộ Quốc phòng. Theo đó, nhiều cơ quan của Bộ Quốc phòng được thành lập, trong đó có Phòng Địch vận và Bộ phận Dân vận thuộc Phòng Tuyên truyền (thuộc Chính trị Cục) – những cơ quan tiền thân của Cục Dân vận ngày nay.

Dân vận và Binh – Địch vận là hoạt động chiến tranh tâm lý của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong suốt thời kỳ chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và chiến tranh Việt Nam. Trong đó Binh-Địch vận được Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận là “một trong 3 mũi giáp công” (chính trị, quân sự, binh-địch vận), là bộ phận của đường lối chính trị, đường lối chiến tranh nhân dân.

Đường lối chiến tranh chủ đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chiến tranh nhân dân, lấy nhân dân làm trung tâm, gốc rễ sức mạnh của cách mạng. Trong tình hình chiến tranh với Pháp, sau đó là Mỹ, luôn tồn tại chính phủ và lực lượng quân đội người Việt thân với họ, cuộc chiến không chỉ trên phương diện quân sự mà phải trên cả phương diện tâm lý. Trong các vùng tạm chiếm của Pháp-Quốc gia Việt Nam (1946-1954), sau đó là Mỹ-Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) các hoạt động tuyên truyền chống cộng diễn ra rất mạnh, hàng chục vạn thanh niên bị gọi nhập ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt công tác Dân vận và Binh-địch vận vào vị trí vô cùng quan trọng trong việc tranh thủ nhân tâm của đông đảo quần chúng và cuộc kháng chiến còn có thể tiếp tục đến thắng lợi hay không phụ thuộc vào sự ủng hộ của họ.

Xem thêm:  Giải bài tập trang 24, 25 SGK Toán 5, Luyện tập

“Có thể ví công tác Binh-Địch vận làm mục ruỗng một thực thể từ bên trong, góp phần tạo điều kiện cho ngoại lực đạp vỡ thực thể đó một cách nhanh chóng. Đó là một mặt trận có tiếng súng và không tiếng súng, được tiến hành trong lòng địch, đầy hy sinh gian khổ của toàn quân, toàn dân”.

Các phương pháp cơ bản:

+ Cài cắm người vào hàng ngũ của đối phương, thực hiện phân hóa hàng ngũ và khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương.

+ Thực hiện nắm bắt thông tin, kịp thời cung cấp thông tin có lợi cho phe cách mạng.

+ Bám sát quần chúng, đưa người vào trong quần chúng, kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm của họ để kịp thời tranh thủ sự ủng hộ.

+ Dùng nội tuyến giết các đối tượng lãnh đạo chính trị-quân sự mục tiêu, nghi binh hù dọa quân đối phương.

+ Dùng lực lượng gia đình quân đối phương kêu gọi binh lính họ đầu hàng. Đặc biệt là dùng những người mẹ, người vợ hay người yêu của binh lính đối phương để kêu gọi họ trở về.

+ Tại các đồn bót đối phương đều có bố trí tổ vị trí, tổ binh vận vũ trang, lực lượng binh vận thường trực, bao vây tuyên truyền phát động gia đình binh sĩ và từng binh sĩ.

+ Trên cơ sở có phong trào quần chúng vận động binh sĩ tốt tạo điều kiện bắt mối quan hệ xây dựng nhiều cơ sở trong lòng quân đối phương.

Xem thêm:  So sánh là gì? - Ôn tập Ngữ văn lớp 6

+ Cán bộ binh vận khéo léo dùng tình cảm đánh trúng vào tâm tư nguyện vọng của binh lính đối phương, vận động họ đi theo Đảng, bỏ súng quy hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quân cách mạng đánh lấy đồn đối phương.

Ba vùng chiến lược là gì?

Trong cuộc khởi nghĩa dành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp và thời gian kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đề ra phương châm: đánh địch trên cả ba vùng chiến lược với những hình thức thích hợp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Nam là một trong những chiến trường chính, chiến trường này được chia làm nhiều chiến trường trên các vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn và thành thị. Mỗi chiến trường trên từng vùng chiến lược là một đơn vị hoàn chỉnh, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân, có thể hành động mọi phương thức tác chiến để tiến công địch.

– 3/4 diện tích nước ta là vùng núi,  đồi núi nhiều, không cao nhưng kín đáo, nhiều dốc, lắm đèo rất hiểm trở. Đảng ta coi đây là vùng “căn bản” có vị trí đặc biệt quan trọng, đủ điều kiện để có thể tiêu diệt lớn quân chủ lực của địch; đồng thời, là nơi phát triển lực lượng, xây dựng và mở rộng căn cứ địa của ta.

– Vùng nông thôn nước ta là vùng chiến lược đóng vai trò quan trọng trong kháng chiến cứu nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, vùng nông thông miền Nam là chỗ mạnh của cả ta và địch. Nếu làm chủ được vùng nông thôn thì cùng rừng núi sẽ không bị cô lập, có thể huy động được sức người, sức của để phát triển lực lượng của ta,

Xem thêm:  30 Mẫu đoạn văn viết và nói về sở thích bằng tiếng Anh (2022) - BMyC

Làm chủ được vùng nông thôn ta sẽ tiến sát được các đường chiến lược quan trọng, các thị xã, các căn cứ của địch và có được lợi thế để khi có cơ hội sẽ đánh vào các cơ quan đầu não của địch.

– Vùng đô thị miền Nam trong chiến tranh là vùng trung tâm kinh tế, chính trị của địch, cũng là nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch, là căn cứ xuất phát đánh phá cách mạng. Đối với ta, vùng đô thị là nơi quần chúng, giai cấp công nhân tập trung đông đảo, khi có điều kiện, quần chúng ở đô thị nổi dậy đấu tranh, kết hợp với lực lượng từ ngoài tiến vào đánh đổ chính quyền địch.

Trên đây là nội dung bài viết ba mũi giáp công ba vùng chiến lược là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học-Tập