Bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 trang 42

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Bảng hóa trang 42 “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

  • Bảng tuần hoàn hóa lớp 8 trang 42
  • Cơ sở thực sự của bảng tuần hoàn hóa học lớp 8
  • Chúng ta sẽ học gì ở hóa học lớp 8
  • Các kiến thức phổ biến ở hóa học lớp 8 là:
  • Chương 1: Chất – Nguyên Tử – Phân Tử
  • Chương 2: Phản Ứng Hóa Học
  • Chương 3: Mol và Tính Toán Hóa Học
  • Chương 4: Oxi – Không Khí
  • Chương 5: Hidro – Nước
  • Chương 6: Dung Dịch

Bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 là một bảng tuần hoàn đơn giản nhất chỉ gồm 30 nguyên tố thường gặp nhất trong tổng số 118 nguyên tố đã được tìm thấy. Nó nằm ở trang 42 đầu của chương số 2. Bảng tuần hoàn hóa trị lớp 8 cũng chỉ gồm các thông số đơn giản nhất như số proton, tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, nguyên tử khối và hóa trị. Nó khá đơn giản bởi học sinh chỉ mới bắt đầu làm quen với hóa học mà thôi. Trong đó hóa trị là tính nên nhớ kỹ vì nó liên quan đến cách bạn viết một phương trình phản ứng hóa học

Bạn sẽ sử dụng nhiều bảng tuần hoàn hóa học này vì xuyên suốt 45 bài học của lớp 8 chúng ta sẽ nhiều lần phải tìm đến bảng tuần hoàn nằm ở trang 48 này. Tôi có liệt kê nó ở dưới để bạn tiện học tập ở nhà hoặc khi không có sách giáo khoa nhé.

Bảng tuần hoàn hóa lớp 8 trang 42

Xem thêm:  Toán lớp 5 trang 22, 23 Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài

Tên Số proton Ký hiệu Khối lượng nguyên tử Hóa trị hydro 1 H 1 I heli 2 He 4 liti 3 Li 7 I beri 4 Be 9 II bo 5 B 11 III cacbon 6 C 12 IV, II nito 7 N 14 II, III, IV… oxy 8 O 16 II flo 9 F 19 I neon 10 Ne 20 natri 11 Na 23 I magie 12 Mg 24 II nhom 13 Al 27 III silic 14 Si 28 IV photpho 15 P 31 III, V lưu huỳnh 16 S 32 II, IV, VI clo 17 Cl 35.5 I,… argon 18 Ar 39.9 kali 19 K 39 I

Cơ sở thực sự của bảng tuần hoàn hóa học lớp 8

Bảng tuần hoàn chúng ta sử dụng ngày nay dựa trên bảng tuần hoàn do Dmitri Mendeleev phát minh và công bố vào năm 1869.

Mendeleev nhận thấy rằng ông có thể sắp xếp 65 nguyên tố đã biết vào một bảng sao cho mỗi phần tử có:

1.Khối lượng nguyên tử lớn hơn khối lượng nguyên tố nằm bên trái của nó. Ví dụ, magie (trọng lượng nguyên tử 24,3) được đặt bên phải của natri (trọng lượng nguyên tử 23,0).

Năm 1913, hóa học và vật lý trở nên rối ren. Một số nhà khoa học lớn – bao gồm Mendeleev – đã nói chuyện nghiêm túc về các nguyên tố nhẹ hơn hydro và các nguyên tố nằm giữa hydro và heli. Hình dung về nguyên tử và biện minh của Mendeleev cho một bảng tuần hoàn dựa trên trọng lương nguyên tử đã được tạo ra.

2.Tính chất hóa học tương tự trong cùng một cột. Hay nói cách khác là phản ứng hóa học tương tự. Ví dụ, magie được xếp vào cột kiềm thổ, cùng với các nguyên tố khác có cùng phản ứng tương tự là Be, Sr.

Mendeleev nhận ra rằng bảng tuần hoàn sẽ là trọng tâm của môn hóa học. Và hơn thế nữa, Mendeleev thấy rằng bảng tuần hoàn của ông chưa hoàn thiện và dự báo các khoảng trống và tính chất phải có của các nguyên tố còn thiếu trong bảng tuần hoàn tương lai.

Xem thêm:  Bài thuyết trình cắm hoa 20/11 ý nghĩa nhất (10 mẫu)

Cũng giống như Adams và Le Verrier có thể được coi là phát hiện ra hành tinh Neptune trên giấy. Mendeleev được coi là phát hiện ra germanium trên giấy. Ông gọi tên nguyên tố mới này là eka-silicon, sau khi quan sát thấy khoảng trống trong bảng tuần hoàn giữa silicon và thiếc:

Tương tự, Mendeleev cũng phát hiện ra gali (eka-aluminum) và scandium (eka-boron) trên lý thuyết. Bởi vì ông đã dự đoán sự tồn tại và tính chất của chúng trước khi chúng thực sự được tìm ra.

Mặc dù Mendeleev đã tạo ra một bước đột phá quan trọng, nhưng ông vẫn có những suy luận sai lầm. Mendeleev đã tin rằng các tính chất hóa học được xác định bởi trọng lượng nguyên tử. Tất nhiên điều này hoàn toàn hợp lý với các kiến thức hóa học vào thời điểm đó.

27 năm sau thời điểm của bảng tuần hoàn đầu tiên, electron với được phát hiện. Và mất 44 năm để tìm lời giải thích đúng cho bản chất của bảng tuần hoàn Mendeleev…

Chúng ta sẽ học gì ở hóa học lớp 8

Lớp 8 chúng ta sẽ bắt đầu học môn hóa học và sẽ bắt đầu làm quen với bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Vì hóa học có độ phức tạp cao và khá khó để hình dung nên không được giảng dạy ở lớp 7.

Ở đầu chương trình hóa học lớp 8 chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với các khái niệm hóa học cơ bản nhất và dụng cụ thí nghiệm. Kiến thức nền tảng hóa học lớp 8 rất quan trọng vì nó là cơ sở để bạn học tốt cho các năm sau. Vì thế hãy tập trung cho kỹ nhé, hóa học là một trong các môn rất quan trọng sau này vì nó phổ biến để thi vào trường chuyên cấp 3 hay xa hơn và đại học.

Xem thêm:  Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên năm học 2022

Các kiến thức phổ biến ở hóa học lớp 8 là:

Bài 1: mở đầu môn hóa học

Chương 1: Chất – Nguyên Tử – Phân Tử

  • Bài 2: chất
  • Bài 3: bài thực hành 1
  • Bài 4: nguyên tử
  • Bài 5: nguyên tố hóa học
  • Bài 6: đơn chất và hợp chất – Phân tử
  • Bài 7: bài thực hành 2
  • Bài 8: bài luyện tập 1
  • Bài 9: công thức hóa học
  • Bài 10: hóa trị
  • Bài 11: bài luyện tập 2

Chương 2: Phản Ứng Hóa Học

  • Bài 12: sự biến đổi chất
  • Bài 13: phản ứng hóa học
  • Bài 14: bài thực hành 3
  • Bài 15: định luật bảo toàn khối lượng
  • Bài 16: phương trình hóa học
  • Bài 17: bài luyện tập 3

Chương 3: Mol và Tính Toán Hóa Học

  • Bài 18: mol
  • Bài 19: chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
  • Bài 20: tỉ khối của chất khí
  • Bài 21: tính theo công thức hóa học
  • Bài 22: tính theo phương trình hóa học.
  • Bài 23: bài luyện tập 4

Chương 4: Oxi – Không Khí

  • Bài 24: tính chất của oxi
  • Bài 25: sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp – ứng dụng của oxi
  • Bài 26: oxit
  • Bài 27: điều chế khí oxy – phản ứng phân hủy
  • Bài 28: không khí – sự cháy
  • Bài 29: bài luyện tâp 5
  • Bài 30: bài thực hành 4

Chương 5: Hidro – Nước

  • Bài 31: tính chất – ứng dụng của hidro
  • Bài 32: phản ứng oxi hóa – khử
  • Bài 33: điều chế khí hidro – phản ứng thế
  • Bài 34: bài luyện tâp 6
  • Bài 35: bài thực hành 5
  • Bài 36: nước
  • Bài 37: axit – bazo – muối
  • Bài 38: bài luyện tâp 7
  • Bài 39: bài thực hành 6

Chương 6: Dung Dịch

  • Bài 40: dung dịch
  • Bài 41: độ tan của một chất trong nước
  • Bài 42: nồng độ dung dịch
  • Bài 43: pha chế dung dịch
  • Bài 44: bài luyện tâp 8
  • Bài 45: bài thực hành 7

Có thể thấy kiến thức hóa học lớp 8 chỉ gồm các kiến thức đơn giản. Nhưng cũng khá nặng nề với 45 bài học xuyên suốt trong 6 chương. Tôi khuyên bạn nên tập trung nếu không muốn mất kiến thức nền tảng của một môn học quan trọng nhất trong cả cấp 2 và cấp 3.

Bài viết liên quan: