Cách đeo Huy hiệu Cựu chiến binh

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Cách đeo Huy hiệu Cựu chiến binh

Hướng dẫn đeo Huy hiệu Cựu chiến binh

Cách đeo Huy hiệu Cựu chiến binh. Hội Cựu chiến binh là một tổ chức chính trị xã hội của các lực lượng chiến binh vũ trang và bán vũ trang trong các cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập đất nước. Hội Cựu chiến binh do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của lực lượng Cựu chiến binh.

1. Huy hiệu Cựu chiến binh là gì?

Huy hiệu Cựu chiến binh là biểu tượng của Hội với hình ảnh tượng Bác Hồ ở trung tâm và hình ảnh bông lúa ở hai bên thành một vòng tròn khép kín cân đối, phía dưới có dòng chữ Hội CCBVN.

Huy hiệu được trang trí với hai tông màu vàng và đỏ, màu vàng là màu của lúa, màu đỏ là của cờ.

Hình ảnh huy hiệu Cựu chiến binh được sử dụng để trao cho hội viên và được sử dụng để trang trí trước trụ sở, phòng hội trường, phòng họp, lễ đài, công văn, giấy tờ, văn bản.

Xem thêm:  Các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội 2023

Cách đeo Huy hiệu Cựu chiến binh

2. Đeo Huy hiệu Cựu chiến binh đúng cách

2.1. Đeo Huy hiệu Cựu chiến binh bên nào?

Căn cứ theo Hướng dẫn số 17/HD-CCB ngày 01/04/2013 của Ban Chấp hành Trung Ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam về thi hành Điều lệ Hội, có nêu rõ cách đeo huy hiệu Hội Cựu chiến binh như sau:

Đảng, nhà nước và nhân dân ta tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Huy hiệu hội Cựu chiến binh được đeo trên ngực áo ngoài phía bên trái trong trường hợp không đeo huân, huy chương (cuống hoặc dải). Trong trường hợp đeo huân, huy chương (cuống hoặc dải) thì huy hiệu hội cựu chiến binh được đeo trên ngực áo ngoài phía bên phải.

Như vậy đeo Huy hiệu Cựu chiến binh có hai trường hợp:

  • Trường hợp 1: Chỉ đeo Huy hiệu Cựu chiến binh mà không đeo huân, huy chương thì sẽ đeo Huy hiệu Cựu chiến binh phía bên trái ngực áo.
  • Trường hợp 2: Có đeo huân, huy chương thì đeo huy hiệu Cựu chiến binh bên phải ngực áo.

2.2. Các trường hợp phải đeo Huy hiệu Cựu chiến binh

Cụ thể các trường hợp phải đeo Huy hiệu Cựu chiến binh là:

  • Khi tham gia các kỳ đại hội, những ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, Dân tộc, Quân đội và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  • Khi hội đàm, tiếp khách quốc tế, đi công tác nước ngoài, dự các hội nghị họp mặt của Hội, cơ quan, đoàn thể, đơn vị trong và ngoài quân đội.
  • Khi đi dự đám tang của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và hội viên trong Hội.
Xem thêm:  Các hành vi đánh chửi bố mẹ vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

3. Ý nghĩa Huy hiệu Cựu chiến binh

Ý nghĩa hình ảnh Huy hiệu Cựu chiến binh là truyền tải thông điệp lấy chính sách lãnh đạo cảu Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Hội.

Hình ảnh cây bông lúa muốn nói đến các tầng lớp Cựu chiến binh xuất phát từ nông dân, mang tính đặc trưng của người lính dũng cảm, người con đất Việt. Bởi hình ảnh bông lúa là nói đến nền văn hóa lúa nước, nông nghiệp có từ bao đời ở Việt Nam.

Bên cạnh đó hình ảnh bông lúa cũng mang ý nghĩa sự cống hiến của Hội vì một đất nước phát triển, người dân có cuộc sống ấm no, đủ đầy, mùa màng bội thu.

4. Chức năng của Hội Cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh mang nhiều chức năng như:

– Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của các Cựu chiến binh. Hội là một lực lượng kì cựu trong chiến tranh từ xa xưa, lực lượng đã cống hiến bao sức lực tuổi trẻ vì đất nước, nên khi hòa bình thì cần đền đáp công ơn của lực lượng này.

– Hội được ra đời với mục đích là tập hợp, đoàn kết các thế hệ Cựu chiến binh lại với nhau, gìn giữ truyền thống bộ đội cụ Hồ, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

– Hội làm tham mưu cho các cấp Ủy Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị và giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Xem thêm:  Hạnh kiểm loại yếu, chưa đạt có được lên lớp 2023?

5. Bảo quản Huy hiệu Cựu chiến binh đúng cách

Huy hiệu Cựu chiến binh rất quan trọng đối với hội viên, mang sức mạnh, tinh thần của những người lính đã xông pha ra chiến trường. Vì thế chiếc huy hiệu mang nhiều ý nghĩa với cá nhân và tập thể.

Để bảo quản huy hiệu bền và đẹp cần lưu ý một số mẹo sau:

  • Bỏ huy hiệu và một túi nhỏ kín và đi kèm thêm một gói chống ẩm nhằm hút ẩm không khí trong túi hạn chế oxi hóa;
  • Không để huy hiệu dưới ánh nắng mặt trời hoặc mưa lâu ngày;
  • Không để vật nặng cùng huy hiệu, vì vật nặng dễ gây méo huy hiệu;
  • Không để cùng vật sắc nhọn vì chúng dễ làm xước huy hiệu.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Cách đeo Huy hiệu Cựu chiến binh. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Hỏi – Đáp