Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 8 năm 2022 – 2023 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết về phần tiếng Việt, phần văn bản và phần tập làm văn trong chương trình Văn 8 giữa kì 2. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 Ngữ văn 8 sắp tới.

Ôn tập Văn giữa kì 2 lớp 8 cũng là tư liệu hữu ích cho các thầy cô hướng dẫn ôn tập giữa kì 2 cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 8, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 8, đề cương ôn tập giữa kì 2 tiếng Anh 8.

Phần I: Văn bản ôn thi giữa kì 2 Văn 8

Các tác phẩm:

  • Nhớ rừng
  • Ông đồ
  • Quê hương
  • Khi con tu hú
  • Tức cảnh Pác Bó

1. Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt .

2. Học thuộc lòng các bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật (Ghi nhớ SGK trang 7, 10,18, 20, 30). Phân tích được nội dung và nghệ thuật một vài hình ảnh thơ tiêu biểu.

3. Vận dụng viết đoạn văn:

a. Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật của hai câu thơ:

…“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”…

( Quê hương- Tế Hanh)

b. Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật của hai câu thơ:

“…Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu”.

(Ông đồ- Vũ Đình Liên)

c. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trí tưởng tượng của nhà thơ Tố Hữu qua bài thơ Khi con tu hú.

Phần II: Tiếng Việt ôn thi giữa kì 2 Văn 8

Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói:

1. Câu nghi vấn:

– Hình thức: + Có các từ để hỏi: ai, gì, nào, đâu, bao nhiêu, hay…

+ Kết thúc bằng dấu hỏi chấm ( khi viết)

– Chức năng: dùng để hỏi

– Chức năng khác: dùng để cầu khiến, đe dọa, phủ định, khẳng định hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc… không yêu cầu người đối thoại trả lời.

Nếu không dùng để hỏi trong vài trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

2. Câu cầu khiến

– Hình thức:

+ Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ… đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến,

+ Thường kết thúc bằng dấu chấm than, hoặc kết thúc bằng dấu chấm khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh.

– Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

3. Câu cảm thán:

– Hình thức:

+ Có các từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao.

+ Kết thúc bằng dấu chấm than ( khi viết)

– Chức năng: Bộc lộ cảm xúc

4. Câu trần thuật:

Xem thêm:  Đề cương ôn thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2022 - 2023

– Hình thức:

+ Không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cần khiến, câu cảm thán.

+ Kết thúc câu bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng (khi viết)

– Chức năng: dùng để kể, thông báo, trình bày, nhận định, miêu tả…

– Chức năng khác: Dùng để yêu cầu, đề nghị hoặc bộc lô tình cảm, cảm xúc.

*Vận dụng tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong viết đoạn văn.

Phần III: Tập làm văn ôn thi giữa học kì 2

1. Lý thuyết: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

* Nắm vững các phương pháp thuyết minh

– Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

– Phương pháp liệt kê

– Phương pháp nêu ví dụ

– Phương pháp dùng số liệu con số

– Phương pháp so sánh

– Phương pháp phân loại, phân tích

2. Thực hành:

Đề 1: Giới thiệu về trường THCS Mạo Khê II

Gợi ý: Thuyết minh trường THCS Mạo Khê II đảm bảo một số phần sau

– Vị trí địa lí, lịch sử hình thành trường, ý nghĩa tên trường (nếu có).

– Quang cảnh ngôi trường

– Thành tích và một số hoạt động nổi bật

(HS có thể lấy tư liệu từ phòng truyền thống hoặc trang Web của trường)

Đề 2: Giới thiệu về di tích lịch sử chùa Am Ngọa Vân ở địa phương em.

Gợi ý:

Mở bài: – Gới thiệu chung về Chùa – Am Ngọa Vân:

Thân bài: Thuyết minh cụ thể về di tích chùa am Ngọa Vân

1. Khái quát về di tích

2. Giới thiệu chi tiết về di tích lịch sử

a. Vị trí địa lí, lịch sử hình thành

b. Thuyết minh cảnh quan :

+ Giới thiệu ( 3 lớp: lớp dưới, lớp trung, lớp trên cùng)

+ Thuyết minh về một cảnh quan đặc sắc cụ thể của di tích: VD: Rừng Thông Đàn, Dốc Đô Kiệu…

c. Giá trị lịch sử văn hóa của di tích

Kết bài:

– Ấn tượng của di tích với khách du lịch thập phương,

– Vai trò của việc bảo tồn di tích với sự phát triển văn hóa, kinh tế của địa phương.

Đề 3: Giới thiệu về danh thắng Vịnh Hạ Long.

Gợi ý:

I. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

Ví dụ: Đất nước ta được biết đến với những bức tranh thiên nhiên đẹp và cứ ngỡ như là tranh vẽ, một trong những vẻ đẹp ấy là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên nhiên. Người mẹ ấy đã cho đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ, xinh đẹp.

II. Thân bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

1. Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

  • Vịnh Hạ Long nằm tại thành phố Hạ Long
  • Là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và các du khách quốc tế
  • Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên
  • Được công nhận là di sản văn hóa thế giới

2. Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

a. Vị trí địa lí

b. Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

+ Theo truyền thuyết….

+ Theo khoa học …

c. Cảnh quan của Vịnh Hạ Long

+ Kết cấu vịnh Hạ Long ở bên trong và bên ngoài :

Xem thêm:  Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Vật lí 8 năm 2022 - 2023

-> Có gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu đảo đá vôi và đảo phiếm thạch.

Nhiều hang động còn mang vẻ hoang sơ, kỳ vĩ của thiên nhiên như như Hang Trống, hang Trinh Nữ.. động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, Hang Đầu Gỗ…

+ Các hệ sinh thái:

Đa dạng sinh thái với rừng ngập mặn, rặng san hô, rừng cây nhiệt đới và rất nhiều động thực vật quý hiếm khác….

+ Du lịch Vịnh Hạ Long:

Du khách có thể dùng thuyền đi thưởng ngoạn, khám phá thiên nhiên, hang động, núi non. ( có thể giới thiệu cụ thể 1 hang động nào đó…)

Vui chơi tại nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Cháy, bãi Bái Tử Long, Cô Tô, Ti Tốp…

+ Văn hóa ẩm thực đa dạng: Hải sản tươi ngon……, hấp dẫn du khách.

+ Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Việt Nam và thế giới. …..( mấy lần, thời gian…)

d. Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

+ Gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm như sông Bạch Đằng, núi Bài Thơ, bến Vân Đồn

+ Là di sản văn hóa của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

+ Là điểm hấp dẫn du khách đến tham quan du lịch

III. Kết bài:

+ Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

+ Nêu tầm quan trọng của vịnh Hạ Long đối với phát triển kinh tế nước ta:

Ví dụ:

Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh rất đẹp. Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của con người Việt Nam. Vịnh Hạ Long ngày nay là địa điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Chúng ta cần giữ gìn, bảo tồn danh lam thắng cảnh này đến thế hệ mai sau.

IV. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 8

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(“Khi con tu hú” – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007)

Câu 1 (1,0 điểm): Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?

Câu 2 (1,5 điểm): Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 3 (1,5 điểm): Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?

Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm).

Ninh Bình quê hương em là “một miền non nước, một miền thơ”, có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc, hấp dẫn. Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 VĂN 8

Phần/

Câu

Đáp án

Điểm

Phần I

Câu 1

(1,0 điểm)

– Sáng tác trong hoàn cảnh: vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu.

0,5

– Thể thơ lục bát.

0,5

Câu 2

(1,5 điểm)

– Kiểu câu: cảm thán.

0,5

– Vì:

+ Có từ ngữ cảm thán “ôi”, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm than.

0,5

+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: đau khổ, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do.

0,5

Câu 3

(1,5 điểm)

Việc lặp lại tiếng chim tu hú có ý nghĩa:

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:

Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.

0,25

– Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù cách mạng Tố Hữu.

0,5

– Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do.

0,75

Phần II

(6,0 điểm)

Lưu ý phần II: Tạo lập văn bản

– Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo phải linh hoạt đánh giá đúng bài làm của học sinh.

– Học sinh trình bày đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện hiểu biết sâu sắc, chính xác về đối tượng thuyết minh, có lời giới thiệu về vai trò của bản thân: hướng dẫn viên du lịch: cho điểm tối đa mỗi ý.

– Giới thiệu được về đối tượng thuyết minh nhưng thiếu ý; kiến thức về đối tượng thuyết minh còn chung chung, thiếu chính xác; bài thuyết minh không sinh động, không thể hiện được vai trò là hướng dẫn viên du lịch: giám khảo căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.

* Yêu cầu chung:

– Về kiến thức: cung cấp kiến thức chính xác, khách quan, hữu ích về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình. Đề có tính chất mở để học sinh tự lựa chọn đối tượng thuyết minh mà mình yêu thích và am hiểu nhất để giới thiệu.

– Về kỹ năng:

+ Bố cục bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài.

+ Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

+ Trình bày rõ ràng, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp và kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

* Yêu cầu cụ thể:

1. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.

0,5 điểm

2. Thân bài: Học sinh thuyết minh theo các ý chính sau:

5,0 điểm

– Về vị trí địa lý, diện tích hoặc hoàn cảnh ra đời (nếu là di tích lịch sử).

1,0

– Giới thiệu cụ thể về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh theo trình tự hợp lý (từ bao quát đến cụ thể hoặc thiên nhiên, con người, kiến trúc hoặc các loài động vật, thực vật, cảnh quan khác).

3,0

– Vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đối với cuộc sống con người, đối với việc phát triển ngành du lịch của quê hương.

1,0

3. Kết bài.

Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

0,5 điểm

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận