Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Giải Địa lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng của Bài 1 SGK Địa lí 6 trang 114, 115, 116 sách Chân trời sáng tạo.

Qua đó, các em biết xác định trên bản đồ và trên quả Địa cầu: Kinh tuyến gốc, Xích đạo và các bán cầu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 1 chương 1 Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Lý thuyết Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.

Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy triều. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến

– Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin – Uýt ở ngoại ô Luân Đôn – thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o)

  • Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.
  • Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
  • Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

II. Toạ độ địa lí

  • Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.
  • Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
  • Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

  • Bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình nón: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực.
  • Bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc: Hệ thống kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.

Phần Nội dung bài học

I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Dựa vào thông tin trong bài học và hình 1.1, em hãy xác định: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc , vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

Xem thêm:  Lịch sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Hình 1.1

Trả lời:

Hình 1.1

II. Tọa độ địa lí

Quan sát hình 1.2, hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.

Hình 1.2

Trả lời:

A. (40oB, 80oT)

B. (20oB, 40oĐ)

C. (40oN, 20oĐ)

D. (200N, 400T)

III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới (hình 1.3a) hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của các hình còn lại (hình 1.3b và 1.3c)

Hình 1.3 a có “Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh, vĩ tuyến vuông góc với nhau”

Hình 1.3

Hình 1.3

Trả lời:

Hình b:

Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy nhau ở 1 điểm tại cực Bắc. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm

Hình c:

Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng, các kinh tuyến vĩ tuyến còn lại là những đường cong

Phần Luyện tập – vận dụng

Luyện tập

Dựa vào hình 1.4, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ và trả lời những câu hỏi sau:

1. Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên

2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến:

  • Vòng cực Bắc, vòng cực Nam
  • Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam

3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D

Hình 1.4

Trả lời:

1. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau, kinh tuyến gốc là những đường thẳng, còn những kinh tuyến còn lại là những đường cong

Xem thêm:  Viết một lá thư giới thiệu về Trái Đất (3 mẫu)

2.

Hình 1.4

3. Xác định tọa độ

A.(30 oB, 150 oT)

B.(60 oB, 90 oĐ)

C.(30 oB, 60 oĐ)

D. (60 oN, 150 oT)

Vận dụng

Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, em hãy xác định và ghi ra tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực: cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây của lãnh thổ nước ta.

Trả lời:

  • Cực Bắc: (23o23 ′ B, 105o19 ′ Đ)
  • Cực Nam: (8o33 ′ B, 104o49 ′ Đ)
  • Cực Đông: (12o38 ′ B, 109o27 ′ Đ)
  • Cực Tây: (22o24 ′ B, 102o08 ′ Đ)

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận