Địa lí 7 Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 7 Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ

Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 150, 151, 152 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý trả lời toàn bộ các câu hỏi phần nội dung bài học, luyện tập và vận dụng của Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ – Chương 4: Châu Mỹ.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 15 chương 4 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi nội dung Bài 15 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

1. Phương thức khai thác các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững

Dựa vào hình 15.1, 15.2 và thông tin trong bài, em hãy phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên.

Xem thêm:  Bài học Địa lí lớp 7 số 20: Đặc điểm dân cư và xã hội của Ô-xtrây-li-a.

Hình 15.1, 15.2

Trả lời:

Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên:

* Khai thác tài nguyên đất

  • Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và được khai thác thác từ rất lâu để trồng trọt.
  • Gần đây, các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại kết hợp các phương thức đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn phân bón sinh học nên năng suất sinh học rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hóa đất.

* Khai thác tài nguyên nước

  • Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực: giao thông thủy, phát triển thủy điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp,…
  • Việc khai thác quá mức cùng lượng chất thải rất lớn trong sản xuất và sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước => Các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải, chú trọng tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt.

* Tài nguyên khoáng sản

  • Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú nhưng khai thác theo quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường và khoáng sản dần cạn kiệt.
  • Các nước Bắc Mỹ đã có nhiều biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.

* Khai thác các tài nguyên khác

Xem thêm:  Địa lý lớp 7 bài 22: Châu Nam Cực.

– Sinh vật biển:

  • Do tiếp giáp ba đại dương nên Bắc Mỹ có nguồn sinh vật biển rất phong phú và đa dạng.
  • Hàng năm, một lượng lớn thủy hải sản được đánh bắt, đáp ứng nhu cầu của người dân => Các nước Bắc Mỹ quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể.

– Rừng:

  • Bắc Mỹ sở hữu tài nguyên rừng giàu có, nhưng thời gian dài rừng bị khai thác mạnh nên diện tích rừng suy giảm nhanh.
  • Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng như: ban hành luật về rừng, quy định trồng mới rừng sau khi khai thác,…

2. Một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ

Quan sát hình 13.5 em hãy:

  • Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ.
  • Kể tên các ngành kinh tế ở một số trung tâm.

Hình 15.3
Hình 15.3. Một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ, năm 2020

Trả lời:

– Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ:

  • Khu vực phía tây ven biển Thái Bình Dương: Van-cu-vơ, Xit-tơn, Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-let, Lat Vê-gat.
  • Khu vực phía Bắc: Ét-mơn-tơn, Can-ga-ri.
  • Khu vực phía đông ven biển Đại Tây Dương: Niu-Oóc, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Si-ca-gô, Bô-xtơn, Đi-tơ-roi.
  • Khu vực phía Nam: Hiu-xtơn.

– Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:

  • Van-cu-vơ: chế biến nông lâm thủy sản, công nghệ thông tin, tài chính.
  • Xit-tơn: giáo dục và nghiên cứu khoa học, cơ khí, công nghệ thông tin, truyền thông.
  • Xan Phran-xi-xcô: cơ khí, du lịch, giáo dục và nghiên cứu khoa học, thời trang, truyền thông, tài chính.
  • Lốt An-giơ-let: cơ khí, tài chính, truyền thông, thời trang, thương mại, công nghệ thông tin.
  • Ét-mơn-tơn: chế biến nông lâm thủy sản, năng lượng, tài chính, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
  • Can-ga-ri: cơ khí, năng lượng, truyền thông, tài chính, chăm sóc sức khỏe.
  • Niu-Oóc: truyền thông, thương mại, thời trang, tài chính, công nghệ thông tin.
  • Tô-rôn-tô: truyền thông, tài chính, thời trang, thương mại, cơ khí.
  • Môn-trê-an: truyền thông, hóa chất, tài chính, cơ khí, công nghệ thông tin, du lịch.
  • Si-ca-gô: luyện kim đen, ngân hàng, chế biến nông sản, hóa chất, cơ khí.
  • Bô-xtơn: công nghệ thông tin, thời trang, tài chính, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
  • Hiu-xtơn: cơ khí, năng lượng, tài chính, hóa chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
Xem thêm:  Bài 23 Địa lí lớp 7: Tài nguyên thiên nhiên ở vùng Nam Cực

Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 7 Bài 15 trang 152

Luyện tập

Vì sao các hoạt động kinh tế ở Bắc Mỹ có hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.

Trả lời:

Các hoạt động kinh tế ở Bắc Mỹ có hiệu quả cao về kinh tế và môi trường do:

  • Con người có những phương thức hợp lí trong khai thác tài nguyên (đất, nước, khoáng sản, sinh vật và rừng), từ đó kinh tế Bắc Mỹ phát triển, trở thành khu vực kinh tế lớn và hiện đại hàng đầu thế giới.
  • Bên cạnh việc khai thác, con người đi liền với bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Vận dụng

Em hãy tìm hiểu thông tin và giới thiệu với các bạn về một hoạt động sản xuất theo hướng phát triển bền vững ở Bắc Mỹ.

Trả lời:

Ngành kinh doanh thuỷ sản ở Bắc Mỹ được sản xuất theo hướng phát triển bền vững:

  • Khảo sát kỹ nguồn cung cấp nguyên liệu thuỷ sản có phải từ khai thác hợp pháp hay không.
  • Thông cáo lời cam kết về nguồn thực phẩm thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu khai thác bền vững hoặc thực phẩm thuỷ sản có đủ điều kiện, giấy phép chứng nhận.
  • Giảm việc buôn bán các loài khi xác định nguồn gốc nguyên liệu được sản xuất không theo biện pháp bền vững.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận