Soạn bài Tinh thần thể dục (trang 172) – SGK Ngữ Văn 11 Tập 1

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Soạn bài tinh thần thể dục “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Truyện ngắn Tinh thần thể dục được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25 tháng 3 năm 1939. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Chính vì vậy, Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Tinh thần thể dục, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Tinh thần thể dục

I. Tác giả

– Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), xuất thân trong một gia đình quan lại Nho học thất thế.

– Quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

– Trước Cách mạng tháng Tám, ông vừa dạy học vừa viết văn.

– Nguyễn Công Hoan bắt đầu sáng tác truyện năm 1920, nhưng tài năng được khẳng định thực sự phải đến khi xuất bản Kép Tư Bền (1935) – đây là một tập truyện ngắn vô cùng đặc sắc được dư luận hoan nghênh. Tập truyện này đã làm nảy sinh cuộc tranh luận giữa hai luồng quan điểm trái chiều: “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”.

Xem thêm:  Tả cái trống trường em (20 mẫu) - Tập làm văn lớp 4

– Sau cách mạng, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực báo chí, văn học.

– Nguyễn Công Hoan được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa đầu tiên (1957 – 1958).

– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Các tác phẩm của ông gồm có hơn 20 tiểu thuyết, hơn 200 truyện ngắn, đặc biệt sở trường về truyện ngắn trào phúng phê phán mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến đương thời.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn gồm Kép Tư Bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937), Đào kép mới (1937)…; Tiểu thuyết gồm Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện ngắn “Tinh thần thể dục” được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25 tháng 3 năm 1939.

– Truyện nhằm vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “LÊ THĂNG”: Lệnh của quan trên tới dân làng.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Vâng”. Những người bị bắt đi xem bóng tìm cách trốn xem.
  • Phần 3. Còn lại. Cảnh lùng sục, bắt người đi xem bóng đá.

3. Tóm tắt

Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng tập trung để lên sân vận động để bóng đá. Người dân không ai muốn đi. Người chạy trốn, người tìm cách lo lót để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục từng nhà nhưng cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra cũng giống như một cuộc bắt phu.

Xem thêm:  Tổng hợp 24 game Y8 3 người chơi | Chơi game online miễn phí

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt?

– Bố cục của truyện được chia thành các phần giống như diễn biến của một vở kịch.

– Cách dựng truyện: Từ đoạn mở đầu giới thiệu tờ trát của tri huyện Lê Thăng, dẫn đến các cảnh sau là những câu chuyện về cái tinh thần thể dục trước cách mạng. Các cảnh truyện được xây dựng tưởng như rời rạc, nhưng thực chất lại có mối liên hệ nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Câu 2. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì? Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó.

– Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: Mâu thuẫn giữa chính quyền bịp bợm và người dân nghèo khổ.

– Mâu thuẫn riêng trong từng cảnh:

  • Cảnh 1: Bắt người dân đi xem bóng đá – một hoạt động giải trí do tinh thần tự nguyện.
  • Cảnh 2: Anh Mịch van xin ông Lí miễn cho việc đi xem đá bóng vì phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng lời van xin không làm ông Lí động lòng.
  • Cảnh 3: Bác Phô gái xin cho chồng mình không phải đi xem đá bóng với lí do ốm đau. Nhưng ông Lí “ ốm gần chết cũng phải đi… lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à”
  • Cảnh 4: Bà cụ Phó Bính dùng tiền đút lót ông Lí để thuê người đi thay. Ông Lí nhẹ nhàng trách “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi.
  • Cảnh 5: Cảnh van xin, chạy chọt, trốn tránh để không phải đi xem. Với cảnh ông Lí phải bắt người đi xem.
Xem thêm:  Đề cương ôn tập lý thuyết học kỳ 2 môn Tiếng Anh 6 mới

Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục.

– Truyện đã vạch trần sự tàn bạo, bịp bợm của chính quyền thực dân nửa phong kiến qua cái gọi là “phong trào thể dục thể thao”.

– Đồng thời truyện còn phản ánh đời sống khổ cực của nhân dân ta trước sự cai trị của chính quyền tay sai thực dân.