Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Phương pháp thuyết minh sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Mời các bạn học sinh lớp 8 tham khảo để có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh – Mẫu 1

I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh

1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

Đọc các đoạn văn thuyết minh trong SGK. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn (câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung).

– Trong đoạn văn (1), câu chủ đề là câu thứ nhất. Các câu sau triển khai nội dung của câu chủ đề.

– Trong đoạn văn (2), từ Phạm Văn Đồng đóng vai trò là từ ngữ chủ đề. Các câu sau tiếp tục cung cấp thông tin.

2. Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn

Đọc các đoạn văn trong SGK, nêu nhược điểm của mỗi đoạn và cách sửa chữa.

– Nội dung trong các đoạn văn chưa được trình bày một cách mạch lạc.

– Cách sửa:

a. Cấu tạo một chiếc bút bi gồm hai phần: vỏ bút và ruột bút. Trước hết là ruột bút bi, đó là một ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thể màu xanh hay đen hoặc đỏ – những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ.

Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo (bút bi bấm) hoặc không có (bút bi có nắp đậy).

b. Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh hình tròn, trông rất vững chãi, trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi:

Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái đuôi đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn.

Tổng kết:

– Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.

– Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của các đoạn văn khác.

– Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự, cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến của sự việc trong thời gian trước sau hay theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).

II. Luyện tập

Câu 1. Viết mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.

Mở bài: Trường học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Mái trường Trung học cơ sở là nơi em cảm thấy vô cùng gắn bó và yêu mến.

Kết bài: Em rất yêu ngôi trường của mình. Và em mong rằng sẽ có thêm thật nhiều kỉ niệm đẹp dưới mái trường này.

Câu 2. Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành đoạn văn thuyết minh.

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Cả cuộc đời của người đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Khi vẫn còn là một chàng thanh niên, Bác đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài, tìm ra con đường cứu nước, Bác đã trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam. Khi đất nước giành được độc lập, Hồ Chủ tịch đã cùng với nhân dân vượt qua khó khăn, xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Ngày hôm nay, nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình, phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bác Hồ.

Câu 3. Đoạn văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ văn 8, tập 1.

Gợi ý:

Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 vô cùng quan trọng đối với học sinh khối lớp 8. Sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản. Cuốn sách được có hình chữ nhật, được in theo khổ 17x24cm rất nhỏ gọn. Bìa sách có màu hồng, phía trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in hoa. Phía dưới là tên của cuốn sách – “Ngữ văn” có màu xanh da trời. “Số 8” màu trắng ở dưới chữ “văn” được in khá to. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn. Bìa sau của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách các bộ sách giáo khoa lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuốn sách có tất cả một trăm bảy mươi lăm trang không kể bìa. Cuốn sách gồm có mười bảy bài lớn, tương ứng với mười bảy tuần học. Ở mỗi bài lớn thường sẽ có hai văn bản, một bài tiếng Việt và phần viết văn. Cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập 1 đã cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích về môn Ngữ văn.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh – Mẫu 2

I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh

1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

  • Đoạn văn (1), câu chủ đề là câu thứ nhất. Các câu sau triển khai nội dung của câu chủ đề.
  • Đoạn văn (2), từ Phạm Văn Đồng đóng vai trò là từ ngữ chủ đề. Các câu sau tiếp tục cung cấp thông tin.

2. Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn

– Nội dung trong các đoạn văn chưa được trình bày một cách mạch lạc.

– Cách sửa:

a. Cấu tạo một chiếc bút bi gồm hai phần: vỏ bút và ruột bút. Trước hết là ruột bút bi, đó là một ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thể màu xanh hay đen hoặc đỏ – những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ.

Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo (bút bi bấm) hoặc không có (bút bi có nắp đậy).

b. Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh hình tròn, trông rất vững chãi, trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi:

Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái đuôi đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó.

Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn.

II. Luyện tập

Câu 1. Viết mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.

  • Mở bài: Đối với mỗi học sinh, trường học giống như ngôi nhà thứ hai. Bởi nơi đây có thầy cô và bạn bè, họ giống như những người thân thiết cùng chia sẻ với chúng ta nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Và ngôi trường (tên trường) của em cũng vậy.
  • Kết bài: Ngôi trường (tên trường) đã lưu giữ cho em thật nhiều kỉ niệm. Dù tương lai có phải tạm biệt, nhưng em vẫn sẽ luôn trân trọng và yêu mến ngôi trường của mình.
Xem thêm:  Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)

Câu 2. Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành đoạn văn thuyết minh.

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Người đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Từ khi còn là một chàng thanh niên, với lòng yêu nước sâu sắc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài, Bác đã tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc và trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam. Kết quả là với sự thành công của cách mạng tháng Tám, đất nước Việt Nam được độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do.

Câu 3. Đoạn văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ Văn 8, tập 1.

Gợi ý:

Cuốn sách giáo khoa d o Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản. Cuốn sách được có hình chữ nhật, được in theo khổ 17x24cm rất nhỏ gọn. Bìa sách có màu hồng, phía trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in hoa. Phía dưới là tên của cuốn sách – “Ngữ văn” có màu xanh da trời. “Số 8” màu trắng ở dưới chữ “văn” được in khá to. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn. Bìa sau của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách các bộ sách giáo khoa lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuốn sách có tất cả một trăm bảy mươi lăm trang không kể bìa. Cuốn sách có mười bảy bài. Ở mỗi bài sẽ có hai văn bản, một bài Tiếng Việt và một bài Tập làm văn. Phần Văn bản gồm các tác phẩm văn học Việt Nam như Tôi đi học (Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố), Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Muốn làm thằng cuội (Tản Đà), Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải). Cùng với các tác phẩm văn học nước ngoài như Cô bé bán diêm (An-đéc-xen), Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê, Xéc-van-tét), Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri), Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên, Ai-ma-tốp). Ngoài ra, cuốn sách còn có các văn bản thông tin như Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số. Tiếp theo, phần Tiếng Việt sẽ giới thiệu các kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp như trường từ vựng, chơi chữ, câu ghép…. Đến với phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. Cuốn sách giáo khoa đã đem đến cho các học sinh những kiến thức bổ ích.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận