Soạn bài Tức nước vỡ bờ Soạn văn 8 tập 1 bài 3 (trang 28)

Photo of author

By admin

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Soạn văn bài tức nước vỡ bờ “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực. Ngoài ra, tác giả còn cho người đọc thấy được hình ảnh người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương lại vừa dũng cảm mạnh mẽ. Đoạn trích được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 8.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Dưới đây là tài liệu Soạn văn 8: Tức nước vỡ bờ, mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ – Mẫu 1

Soạn văn Tức nước vỡ bờ chi tiết

I. Tác giả

– Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở huyện Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà Nho gốc nông dân.

– Ông là một học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo với nhiều bài viết mang khuynh hướng dân chủ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn trong giai đoạn trước cách mạng.

– Sau cách mạng, Ngô Tất Tố sau sưa hoạt động trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp.

– Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

– Một số tác phẩm ở nhiều thể loại như: Tắt đèn (tiểu thuyết, 1939), Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940), phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (phóng sự, 1940), Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946), Đóng góp (kịch, 1956)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố.

– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tiểu thuyết, tên nhan đề do người biên soạn đặt.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “chồng chị ăn có ngon miệng hay không”. Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
  • Phần 2. Còn lại. Cảnh người nhà lí trưởng đến bắt nộp sưu và sự phản kháng của chị Dậu.

3. Tóm tắt

Gia đình thuộc “nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị Dậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên đáp trả lại.

Xem thêm tại Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng

– Hoàn cảnh gia đình:

  • “nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” – phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng.
  • Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp.
  • Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu.
  • Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo.

– Chị Dậu chăm sóc chồng:

  • Cháo chín, chị mang ra giữa nhà quạt cho nguội.
  • Khi cháo nguội, chị rón rén mang đến chỗ chống nằm nhẹ nhàng bảo chồng dậy ăn.
  • Chị ngồi xuống chờ xem chờ chống ăn có ngon miệng không.

=> Một người vợ dịu dàng, hết mực yêu thương chồng và ân cần chu đáo.

2. Cảnh người nhà lí trưởng đến bắt nộp sưu và sự phản kháng của chị Dậu

– Hoàn cảnh: Anh Dậu mới kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

– Mục đích: Bắt chị Dậu nộp nốt chỗ sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái.

Xem thêm:  Phân tích khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất (10 mẫu) - Văn 11

– Thái độ của cai lệ và người nhà lí trưởng:

  • Quát nạt, đe dọa bằng những lời lẽ hách dịch, kém văn hóa.
  • Cai lệ còn tát vào mặt chị Dậu, nhảy vào định đánh anh Dậu.

– Chị Dậu:

  • Ban đầu, chị xưng hô lịch sự “gọi ông – xưng cháu”, nhẫn nhịn van nài tên cai lệ và người nhà lí trưởng khất sưu cho.
  • Khi tên cai lệ định chạy tới đánh anh Dậu, dường như quá tức mà không chịu được chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.
  • Đến lúc tên cai lệ tát vào mặt chị một cái và vẫn nhảy vào anh Dậu. Những dồn nén của chị Dậu đã bộc phát thành hành động rõ ràng:
  • Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”; “Rồi túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa…”. Sự phản kháng mạnh mẽ từ một người phụ nữ lực điền.

=> Chị Dậu không chỉ là một người phụ nữ yếu đuối, mà rất dũng cảm, mạnh mẽ khi có người dám động đến gia đình mình.

Soạn văn Tức nước vỡ bờ ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị rất thảm thương:

– Anh Dậu vừa tỉnh lại sau một trận ốm thập tử nhất sinh.

– Chị Dậu vừa phải dứt ruột bán đi đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu.

– Chị được bà lão hàng xóm cho một bát gạo để nấu cháo, chồng chưa kịp ăn thì cai lệ, người nhà lí trưởng đã đến.

Câu 2. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

– Phân tích nhân vật cai lệ:

  • Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính lệ.
  • Cai lệ ở làng Đông Xá: đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đi đòi sưu thuế.
  • Hành động: cầm roi thước toan đánh anh Dậu; quát mắng, dọa nạt với lời lẽ không lịch sự; đánh chị Dậu…

=> Hình ảnh của một tên tay sai hống hách, độc ác.

– Nhận xét: Cách miêu tả chân thực qua hành động, lời nói của nhân vật.

Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

* Phân tích:

– Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:

  • Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông, đưa ra lý lẽ là chồng đang ốm nên không được đánh đập.
  • Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ…

– Sau đó: không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:

  • Xưng hô “ông – tôi”, sau đó “mày – bà”. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.
  • Hành động phản kháng đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa…”.

* Cách miêu tả diễn biến tâm trạng của chị Dậu hết sức chân thực, vì nó được bộc lộ qua từng hoàn cảnh cụ thể, chính hoàn cảnh đã tác động đến diễn biến tâm trạng nhân vật.

* Nhận xét:

– Chị Dậu là một người phụ nữ hết mực yêu chồng thương con.

– Chị cũng là một người phụ nữ khéo léo, biết mềm mỏng.

– Nhưng khi cần, chị cũng rất dũng cảm, mạnh mẽ và dám đấu tranh chống lại cái xấu cái ác.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích. Theo em hiểu như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

– Nhan đề: “Tức nước vỡ bờ” trước hết có ý nghĩa tả thực. Khi lượng nước trên sông, suối… quá lớn sẽ làm nước tràn khỏi bờ, gây ra hiện tượng vỡ đê, vỡ bờ. Nhưng hình ảnh trên còn mang ý nghĩa biểu tượng: Sức chịu đựng dù có dai dẳng, bền bỉ thế nào nhưng vẫn có giới hạn. Một khi giới hạn đó bị phá vỡ, con người sẵn sàng vượt qua nó. Khi áp dụng vào trong văn bản này, ý nghĩa của nhan đề mang ý nghĩa “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.

– Nhận xét: Cách hiểu thoải đáng, vì nó đã thể hiện được đúng ý nghĩa nội dung của đoạn trích.

Xem thêm Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Câu 5. Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

– Tạo dựng tình huống: Cai lệ tát vào mặt chị Dậu, rồi nhảy bổ vào anh Dậu mặc lời van nài của chị.

Xem thêm:  NO2 + O2 + H2O → HNO3 | NO2 ra HNO3 - vietjack.me

– Miêu tả ngoại hình, hành động: “Chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm được gậy của hắn”…

=> Cho thấy sức mạnh của một người phụ nữ lực điển.

– Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, chân thực: Gọi “mày” – xưng “bà”, phù hợp với thái độ của nhân vật.

Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích, hãy làm rõ nhận định trên.

– Lời nhận xét đã phản ánh một quy luật trong xã hội: Khi có áp bức bóc lột, nhất định sẽ có đấu tranh.

– Sự “nổi loạn” ở đây không phải là việc làm trái với đạo lí. Mà sự “nổi loạn” ở đây thể hiện được tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm dám đứng lên đấu tranh.

– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với hình ảnh chị Dậu khi dám đứng lên chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng bất chấp hậu quả đã thể hiện được tinh thần đó.

=> Lời nhận xét đúng đắn của Nguyễn Tuân khi nói về tác phẩm của Ngô Tất Tố.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ – Mẫu 2

Câu 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị rất thảm thương:

  • Anh Dậu vừa tỉnh lại sau một trận ốm thập tử nhất sinh.
  • Chị Dậu vừa phải dứt ruột bán đi đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu.
  • Chị được bà lão hàng xóm cho một bát gạo để nấu cháo, chồng chưa kịp ăn thì cai lệ, người nhà lí trưởng đã đến.

Câu 2. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

– Phân tích nhân vật cai lệ:

  • Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính lệ.
  • Cai lệ ở làng Đông Xá: đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đi đòi sưu thuế.
  • Hành động: cầm roi thước toan đánh anh Dậu; quát mắng, dọa nạt với lời lẽ không lịch sự; đánh chị Dậu…

=> Hình ảnh của một tên tay sai hống hách, độc ác.

– Nhận xét: Cách miêu tả chân thực qua hành động, lời nói của nhân vật.

Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

– Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:

  • Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông, đưa ra lý lẽ là chồng đang ốm nên không được đánh đập.
  • Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ…

– Sau đó: không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:

  • Xưng hô “ông – tôi”, sau đó “mày – bà”. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.
  • Hành động phản kháng đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa…”.

=> Cách miêu tả diễn biến tâm trạng của chị Dậu hết sức chân thực.

– Nhận xét:

  • Một người phụ nữ hết mực yêu chồng thương con.
  • Một người phụ nữ khéo léo, biết mềm mỏng.
  • Dũng cảm, mạnh mẽ và dám đấu tranh chống lại cái xấu cái ác.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích. Theo em hiểu như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Nhan đề: “Tức nước vỡ bờ” trước hết có ý nghĩa tả thực. Khi lượng nước trên sông, suối… quá lớn sẽ làm nước tràn khỏi bờ, gây ra hiện tượng vỡ đê, vỡ bờ. Nhưng hình ảnh trên còn mang ý nghĩa biểu tượng: Sức chịu đựng dù có dai dẳng, bền bỉ thế nào nhưng vẫn có giới hạn. Một khi giới hạn đó bị phá vỡ, con người sẵn sàng vượt qua nó. Khi áp dụng vào trong văn bản này, ý nghĩa của nhan đề mang ý nghĩa “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.

=> Cách hiểu trên là thoải đáng, vì nó đã thể hiện được đúng ý nghĩa nội dung của đoạn trích.

Câu 5. Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

– Tạo dựng tình huống: Cai lệ tát vào mặt chị Dậu, rồi nhảy bổ vào anh Dậu mặc lời van nài của chị.

– Miêu tả ngoại hình, hành động:

  • Khi tên cai lệ định chạy tới đánh anh Dậu, dường như quá tức mà không chịu được chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.
  • Đến lúc tên cai lệ tát vào mặt chị một cái và vẫn nhảy vào anh Dậu. Những dồn nén của chị Dậu đã bộc phát thành hành động rõ ràng:
  • Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”; “Rồi túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa…”. Sự phản kháng mạnh mẽ từ một người phụ nữ lực điền.
Xem thêm:  Kể Về Người Thân Của Em Lớp 3 ❤ 15 Bài Mẫu Hay Nhất

=> Cho thấy sức mạnh của một người phụ nữ lực điển.

– Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, chân thực: Gọi “mày” – xưng “bà”, phù hợp với thái độ của nhân vật.

Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích, hãy làm rõ nhận định trên.

– Lời nhận xét đã phản ánh một quy luật trong xã hội: Khi có áp bức bóc lột, nhất định sẽ có đấu tranh.

– Sự “nổi loạn” ở đây không phải là việc làm trái với đạo lí. Mà sự “nổi loạn” ở đây thể hiện được tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm dám đứng lên đấu tranh.

– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với hình ảnh chị Dậu khi dám đứng lên chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng bất chấp hậu quả đã thể hiện được tinh thần đó.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ – Mẫu 3

Câu 1.

Tình thế của chị Dậu:

  • Anh Dậu vừa tỉnh lại sau một trận ốm thập tử nhất sinh.
  • Chị Dậu vừa đi đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu.
  • Bà lão hàng xóm cho một bát gạo để nấu cháo, nhưng chồng chưa kịp ăn thì cai lệ, người nhà lí trưởng đã đến.

Câu 2.

– Phân tích nhân vật cai lệ:

  • Cai lệ ở làng Đông Xá là kẻ đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đi đòi sưu thuế.
  • Cách xưng hô: Xấc xược “ông – thằng”.
  • Hành động: trợn ngược mắt quát; giọng hầm hè; cầm roi thước toan đánh anh Dậu và chị Dậu…

=> Hình ảnh của một tên tay sai hống hách, độc ác.

– Nhận xét: Cách miêu tả chân thực qua hành động, lời nói của nhân vật.

Câu 3.

– Diễn biến tâm trạng chị Dậu:

  • Ban đầu thì sợ hãi nên tỏ ra nhẫn nhục và chịu đựng: Gọi “ông”, xưng “cháu”, giọng điệu cầu xin “cháu van ông…”. Hành động nhún nhường, đưa ra lý lẽ là chồng đang ốm nên không được đánh đập.
  • Sau đó thì phẫn nộ, căm tức nên đã vùng dậy phản kháng: Xưng hô “ông – tôi”, sau đó “mày – bà”. Hành động phản kháng đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa…”.

– Tính cách của Chị Dậu: Một người phụ nữ yêu thương chồng con, khéo léo, mềm mỏng nhưng cũng rất mạnh mẽ, dũng cảm.

Câu 4.

Ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ”: Trước hết là một thành ngữ dân gian chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Nhà văn Ngô Tất Tố đã mượn hình ảnh trên giống như một lời kêu tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng.

Câu 5. Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét rằng “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Trước hết, đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ nằm ở cuối tác phẩm. Tên cai lệ định chạy tới đánh anh Dậu, dường như quá tức mà không chịu được chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. Dù vậy, hắn vẫn tát vào mặt chị một cái và nhảy vào anh Dậu. Những dồn nén của chị Dậu đã bộc phát thành hành động rõ ràng. Tác giả đã miêu tả chị Dậu hiện lên với những hành động nghiến hai hàm răng, túm cổ tên cai lệ và ấn dúi ra cửa. Hành động mạnh mẽ, quyết liệt thể hiện sức khỏe của một người phụ nữ lực điền. Cách gọi “mày” – xưng “bà” rất phù hợp với tâm trạng của nhân vật. Có thể thấy, đoạn văn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo. Điều này đã thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh và dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.

Câu 6.

  • Lời nhận xét đã phản ánh một quy luật trong xã hội: Khi có áp bức bóc lột, nhất định sẽ có đấu tranh.
  • Sự “nổi loạn” ở đây không phải là việc làm trái với đạo lí mà thể hiện được tinh thần dũng cảm, dám đứng lên đấu tranh chống lại áp bức, bất công.