Cảm nghĩ về người Thầy về nghề giáo viên

Photo of author

By admin

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Suy nghĩ về nghề giáo viên tiểu học “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Chính vì sự thân quen như ruột thịt mà không ít người nuôi ước mơ trở thành một người giáo viên thực thụ để xây tiếp giấc mơ giáo dục của thầy cô mình. Nhưng nghề nhà giáo rất khác với những nghề khác, họ đem tri thức để tạo ra tri thức, mang phẩm chất để làm nên phẩm chất. Để trở thành một giáo viên và là một giáo viên tốt là cả một quá trình phấn đấu cho bản thân và cho cả xã hội.

Nghề giáo viên đem tri thức để tạo ra tri thức. Ảnh: internet

Không thầy đố mày làm nên

Từ xa xưa, người ta đã nói rằng “Không thầy đố mày làm nên”. “Thầy” ở thời đại trước đây là những ông giáo làng có kinh nghiệm, được học nhiều chữ và dạy lại cho người người chưa biết chữ. Khi xã hội càng tiến bộ, “Thầy” là những người làm trong lĩnh vực giáo dục, hoặc người có kinh nghiệm, họ là những người thầy, người cô hướng dẫn các em tiếp cận kiến thức, kỹ năng, chỉ bảo các em học cách làm người,…

Với sự yêu mến và tin tưởng như thế nên trọng trách người người “Thầy” vì thế cũng tăng lên bội phần. Trong phạm vi hẹp hơn, tôi muốn nói đến người giáo viên, những người đứng trên bục giảng ngày ngày dạy cho chúng ta những điều mới, điều hay. Giáo viên đã trở thành một nghề cao quý và được kính trọng tin yêu bởi đây là một nghề mà sản phẩm tạo ra là những con người có đạo đức và phẩm chất. Muốn trở thành một người tốt, có ích cho xã hội, thì bất kỳ ai cũng phải đi học để được truyền dạy kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng và tu dưỡng đạo đức. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam có tinh thần hiếu học từ xưa, vì muốn thoát khỏi giặc dốt, vì trân trọng cái chữ mà dân ta vô cùng yêu quý người Thầy, bởi vậy mới có câu “Tôn sư trọng đạo”.

Xem thêm:  Link tải 55+ mẫu tranh tô màu công chúa Elsa đẹp nhất cho bé gái

Người lái đò thầm lặng

Dân gian thường ví người thầy như người lái đò, mỗi đợt khách sang sông là mỗi lứa học sinh trưởng thành từ dòng sông tri thức. Người giáo viên vẫn thầm lặng chứng kiến sự trưởng thành của mỗi em học sinh, qua mỗi năm học là mỗi sự thay đổi từ các em và đó cũng là niềm an ủi cho mỗi thầy cô khi chứng kiến học trò của mình ngày càng trưởng thành. Tuy vậy, không phải ai khi “qua sông” cũng ngoảnh đầu nhìn lại, có được mấy người trở về thăm hỏi người lái đò ấy nhưng mỗi khi được gặp lại, họ rất vui và tự hào vì được học trò nhớ đến mình, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ an ủi và tăng thêm động lực để bước tiếp trên con đường giáo dục. Thế đấy, niềm vui của mỗi giáo viên rất nhỏ nhoi, chỉ mong mỗi học sinh trưởng thành, trở thành người tốt, có ích cho xã hội là họ đã xem như thành công.

Người ta nói, mỗi thời mỗi khác, nhưng duy có một điều vẫn chưa thể thay đổi đó là “Không thầy đố mày làm nên”. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có một người hướng dẫn, cho nên nói giáo viên ở thời đại hiện nay là một nhân tố quan trọng đào tạo nên nguồn nhân lực có hiệu quả cho sự phát triển của đất nước quả không sai. Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, do vậy để được đứng trong hàng ngũ giáo viên cao quý ấy đòi hỏi mỗi người phải luôn tự phấn đấu, nâng cao trình độ, rèn luyện nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức, không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, không được ngại khó mà tự làm mất ý chí bản thân.

Xem thêm:  Phân tích khổ 3 bài Bếp lửa (10 mẫu) - Văn 9

Thật sự để tìm được một nghề nào có nhiều đức tính như nghề giáo viên cũng hơi khó. Họ thật sự là những con người có tính nhẫn nại, bản lĩnh và bĩnh tĩnh cao hơn người bình thường. Tôi từng nhìn thấy một giáo viên ngồi phụ đạo cho một học sinh lớp 11 đến 18h, gương mặt người giáo viên ấy rất chăm chú và nhẫn nại giải thích cho em học sinh từng công thức, cho từng ví dụ cụ thể đến khi em ấy hiểu bài mới thôi. Hay nói đến những giáo viên ở miền núi, vùng sâu hay nơi hải đảo, họ sẵn sàng chấp nhận đến và mang con chữ cho các em nhỏ, không đòi hỏi bất cứ điều gì, dù hoàn cảnh nào miễn là có thầy và trò thì nơi đó đều có thể trở thành lớp học. Giáo viên ở những nơi ấy học cực khổ lắm, thiếu thốn đủ điều, khó khăn trăm bề, nếu nói đường đến trường của những em học sinh vùng cao khó khăn hiểm trở thì đối với giáo viên có thể còn khó khăn hơn nhiều… Những công việc thầm lặng ấy có mấy ai công nhận, cũng không có bất kỳ lợi ích gì cả, nhưng vì trách nhiệm và lòng yêu nghề nên họ bỏ qua hết tất cả để làm việc và cống hiến một cách thầm lặng, dù có khó khăn hay gian khổ, dù có trả giá bằng mồ hôi và nước mắt thì họ vẫn thấy cần thiết và xứng đáng. Tôi thật sự khâm phục họ!

Xem thêm:  Tóm tắt công thức Hóa học lớp 8 cả năm chi tiết

Vinh quang là thế, tự hào là thế nhưng nghề nào cũng có nhiều mặt trái và khó khăn riêng của nó. Với những áp lực và trách nhiệm nghề nghiệp buộc mỗi giáo viên phải tự thân vận động, tự hoàn thiện những công việc được giao mà ít khi nhận được sự hỗ trợ. Cảm giác mệt mỏi và kiệt sức là thường xuyên đối với bất kỳ giáo viên nào khi vừa phải dạy học trên lớp, hoàn thực hiện các công việc chuyên môn, vừa phải tham gia các cuộc họp liên miên, hoàn thành công việc cấp trên giao phó, gặp gỡ phụ huynh học sinh,… nhưng tất cả không làm khó được họ, mọi thứ chỉ thoáng qua và mỗi giáo viên của chúng ta vẫn tiếp tục công việc của mình, tiếp tục trở lại là người đưa đường chỉ lối cho thế hệ học sinh thân yêu. Không chỉ nói một câu thích là có thể trở thành nhà giáo. Người giáo viên trên hết phải có lòng yêu nghề, phải có lòng nhiệt huyết, có cái tâm và chấp nhận khó khăn mới có thể trở thành người thầy thực thụ.

Đối với sự tiến bộ và đổi mới của nền giáo dục như hiện tại, đòi hỏi những con người được đào tạo vừa có đạo đức vừa năng lực phù hợp với nhu cầu ngày càng đổi mới và năng động của xã hội. Vì thế mà điều cần thiết ở người thầy đó là sự cải tiến, đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại và hơn hết phải luôn coi trọng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, phẩm chất để là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

CTV Myteacher