Toán lớp 5: Luyện tập trang 112

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Toán lớp 5: Luyện tập trang 112

Giải Toán lớp 5: Luyện tập giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, xem đáp án và lời giải chi tiết của 3 bài tập trong SGK Toán 5 trang 112, 113 để rèn kỹ năng giải bài tập, ngày càng học tốt môn Toán lớp 5.

Giải Toán lớp 5 trang 112, 113 được trình bày chi tiết, khoa học còn giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án bài Thể tích hình hộp chữ nhật của Chương 3: Hình học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án Toán 5 trang 112, 113

Bài 1: 25,215m2.

Bài 2: Mảnh bìa số 3 và mảnh bìa số 4

Bài 3: a) S; b) Đ; c) S; d) Đ

Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 112, 113

Bài 1

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh 2m 5cm.

Đáp án

2m 5cm = 2,05m

Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:

2,05 × 2,05 × 4 = 16,81 (m2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:

2,05 × 2,05 × 6 = 25,215 (m2)

Đáp số: Diện tích xung quanh: 16,81m2;

Xem thêm:  Toán lớp 5: Diện tích hình tròn trang 99

Diện tích toàn phần: 25,215m2.

Bài 2

Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương?

Hình lập phương

Đáp án

Hình 1 có 6 mặt được xếp thành một hàng ngang, khi gấp lại sẽ có 2 mặt bị chồng lên nhau tạo thành khối hình có 4 mặt (trái với định nghĩa về hình lập phương là khối hình có 6 mặt). Vậy hình 1 không phải là hình lập phương.

Hình 2 có 6 mặt, khi gấp lại thì hai đáy sẽ bị chồng lên nhau, tạo thành khối hình có 5 mặt (trái với định nghĩa về hình lập phương là khối hình có 6 mặt). Vậy hình 2 không phải là hình lập phương.

Hình 3hình 4 có thể gấp thành hình lập phương vì khi gấp lại thì 4 hình vuông nằm ngang sẽ tạo thành 4 mặt xung quanh và 2 hình vuông còn lại sẽ tạo thành hai mặt đáy trên và dưới.

Vậy mảnh bìa số 3 và mảnh bìa số 4 có thể gấp được thành một hình lập phương.

Bài 3

Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Hình lập phương

a) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B. ☐

b) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B ☐

c) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B. ☐

d) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B. ☐

Xem thêm:  Toán lớp 5: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (Tiếp theo) trang 155

Đáp án

Diện tích xung quanh của hình lập phương A là:

(10 x 10) x 4 = 400 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương B là:

(5 x 5) x 4 = 100 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp diện tích xung quanh của hình lập phương B số lần là:

400 : 100 = 4 (lần)

Diện tích toàn phần của hình lập phương A là:

(10 x 10) x 6 = 600 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương B là:

(5 x 5) x 6 = 150 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp diện tích toàn phần của hình lập phương B số lần là:

600 : 150 = 4 (lần)

Vậy:

a) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B. [S]

b) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B. [Đ]

c) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B. [S]

d) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B. [Đ]

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận