Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn văn Nam Định có đáp án

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Trăm trứng mẹ âu cơ những quả trứng vũ trụ “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Đề thi thử văn tỉnh Nam Định 2023 – Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn Nam Định. Trước kì thi tốt nghiệp THPT 2023 Sở GD-ĐT Nam Định sẽ xây dựng đề thi môn Ngữ văn để khảo sát chất lượng học sinh toàn tỉnh. Trong bài viết này Hoatieu sẽ chia sẻ đến bạn đọc đề văn Nam Định 2023 THPT quốc gia đợt 1, đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn Nam Định lần 2 giúp các em củng cố thêm kiến thức môn Ngữ văn trước khi chính thức bước vào kì thi tốt nghiệp THPT 2023 chính thức.

  • Phân tích phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng
  • Những quan điểm kiêng kị dân gian ngày thi cử

1. Đề thi thử Văn tỉnh Nam Định 2023

Hiện tại SGD tỉnh Nam Định chưa công bố đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Ngữ văn. Hoatieu sẽ cập nhật sớm nhất ngay sau khi có thông tin chính thức.

2. Đề khảo sát chất lượng học kì 2 Nam Định môn Văn 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. NAM ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 2 trang)

ĐỂ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 THPT

Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Con người sống ở trên đời, thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn như vậy hoặc là tận hưởng một cuộc sống thoải mái và dễ chịu, hoặc là trải nghiệm một thế giới mới lạ nhưng đầy thử thách? Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng có thể nhiều hơn một ước ma. Bạn hy vọng đạt được bao nhiêu ước mơ trong đời? Đừng mù quảng chờ đợi cái gọi là thời cơ, quan trọng bạn phải có sự lựa chọn thông minh để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong từng giai đoạn. Có nhiều lúc chúng ta có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái nhưng cơ hội để khám phá những điều chưa biết và trải nghiệm cách sống tuyệt vời thì không phải lúc nào cũng có. Đứng trước những ước mơ và cơ hội, đôi khi chúng ta cần biết cách tạm từ bỏ cuộc sống thoải mái và lựa chọn cố gắng hết mình để nếm trải hương vị khổ tận cam lai của tách trà cuộc đời.

Đại bàng sinh ra là để sải cánh bay lượn trên trời cao, nếu sống cùng với đàn gà, trải qua cuộc sống “thức ăn đưa đến tận miệng” thì làm sao có thể trải nghiệm được sự tự do bay lượn trên bầu trời? Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững vàng vượt qua những cơn sóng đỏ. Đừng chỉ ngồi yên và chờ đợi quyết định tự đến với mình. Khi cơn mưa qua đi, trời quang mây tạnh, bạn sẽ không chỉ được trải nghiệm sự thú vị và tráng lệ của cuộc sống mà khi đó, bản thân bạn cũng căng tràn sức sống. Bạn nói xem, kiểu cuộc sống như thế, không phải là một sự hưởng thụ độc đáo sao?

(Trích Không làm người ỷ lại, Nguyễn Thu Phương, NXB Văn học, 2022, tr.12)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, “sống ở trên đời” con người “thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn” nào?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn:

“Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đẳng cả đời, nhưng sẽ đẳng trong từng giai đoạn. “

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với lời khuyên của tác giả: “Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững vàng vượt qua những cơn sóng đó. “? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).

Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bỏ xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời minh, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phẻ từng hơi, không biết mê hay tinh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

Xem thêm:  Nội dung: Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 - Tìm đáp án

– Ở đây thì chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.13-14)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài qua đoạn trích.

3. Đề Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNHĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỢT 1 CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022Môn: Ngữ văn – lớp 12 THPT(Thời gian làm bài: 120 phút)Đề khảo sát gồm 02 trang.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Trăm trứng mẹ Âu Cơ, những quả trứng vũ trụ

Và một ngày nở ta

Ta đẫm hương một chiều sen xanh mướt

Mẹ ru ta ngàn xưa tiếng Việt

Hạt gạo trắng nuôi ta mặn mòi châu thổ

Tóc ta bay cùng phấp phới cánh cò

Gom rơm mục đồng về lót gối

Hành trình dài, thao thức cơn mơ

Gặt mùa nắng chín

Châu thổ Cửu Long nghiêng bến

Trường Sơn điệp trùng cuộn lời

Hồng Hà phù sa ta

Ta đã qua bao phố phường tráng lệ

Paris ánh sáng hay London cổ kính

Lòng vẫn trôi về bến

Cội nguồn văng vẳng à ơi

Mái đình cong trăng khuyết

Triền sông mướt câu hò

Đường làng rơm thơm vào trí nhớ

Rặng tre già măng non ta

Về dòng thác người cuộn về muôn hướng

Chảy không nguôi dòng máu Lạc Hồng

Giấc mơ nào từng ôm ấp biển Đông?

(Trích Là Việt, Tập thơ Tổ quốc gọi tên mình, Nguyễn Phan Quế Mai, NXB Phụ nữ, 2015, tr 14 – 15)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong hai khổ thơ đầu đoạn trích, tuổi thơ của nhân vật trữ tình gắn liền với những hình ảnh nào của quê hương?

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình khi ở cách xa quê hương?

Lòng vẫn trôi về bếnCội nguồn văng vẳng à ơiMái đình cong trăng khuyếtTriền sông mướt câu hòĐường làng rơm thơm vào trí nhớRặng tre già măng non ta

Câu 4. Nội dung của những dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?

Về dòng thác người cuộn về muôn hướngChảy không nguôi dòng máu Lạc Hồng

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ1 mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt2 bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất3 tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông4 dưới.

(Trích Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2021, tr.186, 187)

Phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Tuân.

4. Đáp án đề thi thử Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 1

I. ĐỌC HIỂU

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng là: Biểu cảm

2. Những hình ảnh quê hương gắn liền với tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ đầu của đoạn trích là: chiều sen xanh mướt; hạt gạo; mặn mòi châu thổ; phấp phới cánh cò; rơm; đồng.

Lưu ý:

– HS trả lời được 05 – 06 ý cho 0,75 điểm.

– HS trả lời được 03 – 04 ý cho 0,5 điểm.

– HS trả lời được 01 – 02 ý hoặc trích dẫn nguyên văn các dòng thơ cho 0,25 điểm

3. Những dòng thơ đã khắc họa hình ảnh của quê hương trong kí ức của nhân vật trữ tình như: mái đình; triền sông; câu hò; đường làng thơm; rặng tre già măng non

– Những dòng thơ giúp ta hiểu về tâm trạng của nhân vật trữ tình:

+Nỗi nhớ da diết; niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương. (0.5 điểm)

+ Tình yêu quê hương sâu sắc, chân thành. (0,25 điểm)

4. Nội dung hai dòng thơ: Những con người Việt Nam cho dù có đi muôn nơi trên thế giới thì vẫn mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

– Ý nghĩa:

+ Giúp mỗi chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về cội nguồn của chính mình. Đều mang trong mình dòng máu Việt, dòng máu Lạc Hồng. (0.25 điểm)

+ Đánh thức trong chúng ta tình yêu, niềm tự hào, tinh thần trách nhiệm đối với cội nguồn dân tộc. (0.25 điểm)

II. LÀM VĂN

1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống hôm nay

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống hôm nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn.

Có thể triển khai theo hướng:

– Hướng về cội nguồn có ý nghĩa sâu sắc cho mỗi cá nhân con người trong cuộc sống hôm nay: khơi gợi lòng biết ơn, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta; làm nên nét đẹp riêng, giá trị riêng cho mỗi cá nhân; tạo nên sức mạnh tinh thần giúp ta đứng vững trước khó khăn, thử thách; xoa dịu mọi mất mát đau thương, thắp lên niềm lạc quan, hi vọng vào tương lai.

Xem thêm:  Top 15 Tả cảnh một buổi sáng trong vườn hoa công viên hay chọn lọc

– Hướng về cội nguồn còn tạo nên sức mạnh cho đất nước, con người Việt Nam đứng vững trước những biến động của thế giới; giữ vững nền độc lập, chủ quyền, phát triển và hội nhập với thế giới.

d. Chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2. Cảm nhận hình tượng Sông Đà qua đoạn văn. Từ đó nhận xét sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Hình tượng Sông Đà qua đoạn văn; nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao fitác lập luận, kết hợp chặt chẽ gữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

*/ Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút “Người lái đò Sông Đà” và đoạn văn

*/ Phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn văn

– Hình tượng Sông Đà hùng vĩ, hung bạo:

+ Vách đá bờ sông dựng vách thành tạo nên những quãng sông âm u (chỉ đúng ngọ mới thấy mặt trời); đá chẹt lòng sông tạo nên quãng sông nhỏ, hẹp (như một cái yết hầu, có quãng nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia); lạnh lẽo (Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh…)

+ Ghềnh nước dài (hàng cây số), nước, đá, sóng, gió xô nhau tạo nên những luồng nước gùn ghè như kẻ đòi nợ vô cớ, ngông cuồng (đòi nợ xuýt…)

+ Hút nước to lớn (cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu); với cường lực ghê gớm (nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào); nhấn chìm tất cả những gì bị cuốn vào đó (Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuynh sống dưới…)

– Hình tượng Sông Đà được khắc hoạ bằng từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh; những câu văn dài; nghệ thuật nhân hóa, so sánh tạo những liên tưởng độc đáo, bất ngờ, thú vị kết hợp với tả, kể với các điệp từ, điệp ngữ…

*/ Nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

– Nguyễn Tuân có cách sử dụng ngôn ngữ tài hoa: Sử dụng từ ngữ độc đáo, tinh tế, gợi cảm, kết hợp vốn từ của nhiều ngành nghề; sử dụng câu văn linh hoạt, co duỗi nhịp nhàng, giàu giá trị tạo hình; sử dụng sáng tạo nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp…

– Cách sử dụng ngôn ngữ tài hoa cho thấy sự công phu trong lao động nghệ thuật, phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân; góp phần làm cho ngôn ngữ tiếng Việt giàu có, tinh tế hơn.

d. Chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

5. Đề Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 2

Đề khảo sát chất lượng môn Văn lớp 12 Nam Định 2022 (lần 2)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Có lẽ bạn muốn trở thành mặt trời nhưng bạn chỉ là một ngôi sao. Có lẽ bạn muốn thành cây lớn nhưng bạn lại là một ngọn cỏ. Có lẽ bạn muốn trở thành một con sông lớn nhưng bạn lại chỉ là một con suối nhỏ… Thế là bạn tự ti với những gì mình có. Thực ra bạn chẳng giống như những người khác, bạn cũng là một phong cảnh đẹp, cũng có không khí, cũng có bốn mùa xuân hạ thu đông, cũng là một phần đặc sắc của thế giới này. Bình thường đâu phải là đáng xấu hổ. Chỉ cần có vai trong cuộc sống là đã có vị trí thuộc về mình thực sự và bạn sáng lấp lánh từ vị trí ấy của mình….

Mỗi chúng ta đều là một sự mới mẻ, độc nhất vô nhị. Nếu chúng ta muốn độc lập tự do, muốn phát triển đặc điểm của mình thì chỉ có đưa vào chính bản thân mình. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta phải xây dựng những cái mới lạ đặc biệt, cũng không có nghĩa là chúng ta ăn mặc quái dị, có những hành vi lạ lùng. Thực ra chỉ cần chúng ta tuân thủ những quy định của tập thể với điều kiện là gìn giữ cái tôi của mình, không tát nước theo mưa, không tranh thủ giấu đổ bìm leo thì bạn sẽ vẫn chính là bản thân mình…

Việc gìn giữ bản sắc riêng cũng giống như lịch sử lâu đời của loài người, Angelo Patrick người đã viết mười ba cuốn sách và nhiều bài báo liên quan đến việc dạy dỗ trẻ con, nói “Điều tồi tệ nhất của con người chính là không thể trở thành chính mình và không giữ được cái tôi trong thể xác và tinh thần của mình”…

Mọi nghệ thuật đều là cách thể hiện cái tôi, vậy thì chúng ta phải hát về mình, vẽ về mình, làm nên bản thân mình. Chỉ khi nào chúng ta chăm chút cho mảnh đất nhỏ bé là cuộc sống của bản thân thì mới có thể thể hiện tốt vai trò của mình trong cuộc đời.

(Theo Giáo dục thành công kiểu Harvard, Thủy Trung Ngư – Vương Nghệ Lộ – Đặng Chi, NXB Lao động, 2018, tr. 310-314)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để biểu đạt khao khát của con người muốn trở thành những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả trong câu “Thực ra bạn cũng giống như những người khác, bạn cũng là một phong cảnh đẹp, cũng có không khí, cũng có bốn mùa xuân hạ thu đông, cũng là một phần đặc sắc của thế giới này”?

Câu 4. Nhận định “Mọi nghệ thuật đều là cách thể hiện cái tôi, vậy thì chúng ta phải hát về mình, vẽ về mình, làm nên bản thân mình” trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng chính mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:

– Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.

Xem thêm:  Lời bài hát (Lyrics): Thanh Xuân [Da LAB] [Kèm Hợp Âm] - Nhachay.vn

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

– Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối..

– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

– Vậy sao không lên bờ mà ở-Đẩu hỏi.

– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.

– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu.. Giá mà lão uống rượu.. thì tôi còn đỡ khổ.. Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão.. đưa tôi lên bờ mà đánh..

– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông..

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 75 – 76)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện qua đoạn trích.

6. Đề Văn Nam Định 2022 lớp 12 đợt 2 đáp án

I. Đọc Hiểu

1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Những hình ảnh biểu đạt khao khát của con người muốn trở thành những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống: mặt trời, cây lớn, con sông lớn, Trả lời được 3 hình ảnh cho 0,75 điểm; trả lời được 2 hình ảnh cho 0,5 điểm; trả lời được 1 hình ảnh cho 0,25 điểm,

3. Quan điểm của tác giả:

– Mỗi người đều có vẻ đẹp, sự sống và giá trị riêng.

– Mỗi người đều có vị trí đặc biệt, không thể thay thế trong đời sống. Trả lời đúng 1 ý cho 0,5 điểm, đúng 2 ý cho 1,0 điểm Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng hiểu đúng ý vẫn cho điểm tối đa

– Nội dung nhận định: Nghệ thuật thể hiện bản sắc cá tính của người sáng tạo, sống và thể hiện bản thân là cách chúng ta bộc lộ bản sắc, dấu ấn của mình.

– Bày tỏ suy nghĩ của bản thân, có thể theo hướng: Nhận định gợi suy nghĩ về cách sống, về sự cần thiết phải sống là chính mình, phải biết thể hiện và bộc lộ bản thân… Nêu nội dung nhận định cho 0,25 điểm; Bày tỏ suy nghĩ đúng hướng cho 0,5 điển, bày tỏ suy nghĩ chưa thật đúng hướng cho 0,25 điểm.

II. Làm văn

1.Viết đoạn văn về sự cần thiết phải trân trọng chính mình

a, Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bảy đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành..

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sự cần thiết phải trân trọng chính mình

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn để theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng chính mình, Có thể trình bày theo hướng sau:

– Trân trọng chính mình cần thiết để mỗi người biết sống một cách tích cực, biết tin vào giá trị của bản thân, biết chăm sóc và làm chủ cuộc đời mình.

– Trân trọng chính mình cần thiết để mỗi người xác định được giá trị sống phù hợp, cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống.

d. Chỉnh tả, ngữ pháp, Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện qua đoạn trích.

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nếu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích; tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, đoạn trích và hình tượng người đàn bà hàng chải,

* Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích – Hoàn cảnh, số phận: nghèo khổ, xấu xí, là nạn nhân của bạo lực gia đình (Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại ở mặt, sau một bận lên đậu mùa; các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối, Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh.

– Vẻ đẹp, phẩm chất

+ Nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha: không trách chồng mà nhận lỗi về phía mình (lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, thà thuyền lại chật ; thương con, muốn tránh cho các con không bị tổn thương (tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đảnh).

+ Sâu sắc, từng trải, thấu hiểu lẽ đời: hiểu bản chất của chồng (một anh con trai cục tỉnh nhưng hiền lành), hiểu người chồng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh (nghèo khổ, túng quẫn vì trốn lính, vì đông con, vì gánh nặng nhưu sinh ; hiểu thiên chức của người đàn bà và vai trò của người đàn ông, từ đó, thay đổi cách nhìn của Đẩu và Phùng về cuộc sống, con người (Là bởi vì các chứ không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chỉ biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông …

– Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống nhận thức, khắc hoạ nhân vật từ điểm nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, xây dựng đối thoại để nhân vật tự bộc lộ hoàn cảnh, phẩm chất; ngôn ngữ giản dị mà đậm chất triết lí …

* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn:

– Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu: khám phá, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp của con người giữa đời thường, thể hiện sự thấu hiểu, xót thương và lo âu trăn trở cho số phận của những người xung quanh.

– Tư tưởng nhân đạo đã tạo nên giá trị, sức sống của tác phẩm; thể hiện tâm huyết, trách nhiệm và sự đổi mới của nhà văn trong cách tiếp cận cuộc sống con người.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập lớp 12 mảng Tài liệu của HoaTieu.vn.