Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm

Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh.

Phân tích bài thơ Mẹ và quả
Phân tích bài thơ Mẹ và quả

Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 1

Nguyễn Khoa Điềm được biết đến không chỉ với tư cách là nhà hoạt động chính trị mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Một trong những tác phẩm hay của ông phải kể đến bài thơ “Mẹ và quả”.

Bài thơ là lời của người con nói về người mẹ, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ thật lớn lao, vĩ đại.

“Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng”

Bài thơ mở đầu với lời kể về công việc trồng trọt của người mẹ. Mảnh vườn của mẹ cứ vần xoay theo năm tháng mùa màng cho những trái ngọt thơm “như mặt trời, khi như mặt trăng”. Cuộc đời của mẹ gắn liền với mảnh vườn nhỏ bé quanh năm suốt tháng.

Tiếp đến, tác giả không chỉ nói chuyện “trồng cây”, mà còn nói chuyện “trồng người”:

“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống”

Những đứa con được mẹ chăm sóc, nuôi lớn và cứ thế ngày càng trường thành. Cũng giống như chính những cây bầu, cây bí của mẹ cũng ngày càng phát triển và “lớn xuống” – gợi hình ảnh thực tế khi cây bầu, bí được trồng trên giàn nên khi quả phát triển sẽ mọc thẳng xuống. Câu thơ tạo được vế đối giữa “lớn lên” và “lớn xuống” ở cả hai chiều cao và sâu của cuộc đời, của không gian và thời gian đều in dấu của bàn tay mẹ. Nhưng đặc biệt hơn vẫn là trong sự liên tưởng so sánh giữa “giọt mồ hôi” vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn. Nó cứ nặng thêm như những quả bầu, quả bí:

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

“Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”

Cây trả công cho người bằng những mùa quả. Và người trồng luôn mong rằng vọng mùa vụ sau sẽ tốt hơn mùa trước. Còn với khu vườn trồng người của mẹ, ngoài chín tháng mười ngày thai nghén khổ đau, mẹ mong từng giờ đứa con của mình tập nói, tập đi những bước đi đầu tiên trong đời.

“Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ gặt hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”

Khi đứa con khôn lớn cũng là lúc mẹ đã có tuổi. Hai dòng thơ cuối, nhà thơ “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh” – đó là sự lo lắng khi bản thân còn chưa trưởng thành khi để mẹ vẫn phải lo lắng.

Như vậy, bài thơ “Mẹ và quả” đã thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, cũng như giàu tình yêu thương của người con dành cho mẹ.

Phân tích bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 2

Tình mẫu tử là một đề tài quen thuộc trong sáng tác thơ ca với nhiều tác phẩm nổi bật. Trong đó, có thể kể đến bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm.

Trước tiên, bài thơ chính là lời của người con, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của mẹ. Hình ảnh người mẹ được hiện lên qua lời kể của người con với vẻ đẹp tần tảo, đảm đang:

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

“Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng”

Mở đầu bài thơ, tác giả đã kể về công việc trồng trọt đầy vất vả của người mẹ. Quanh năm suốt tháng, mẹ đã chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận, để chúng có thể lớn lên đơn hoa kết trái. Hình ảnh so sánh giống “Những mùa quả lặn rồi lại mọc/Như mặt trời, khi như mặt trăng” gợi về hình ảnh mảnh vườn của mẹ luôn được chăm sóc, vun trồng theo từng mùa vụ, năm tháng mùa màng để cho ra những trái ngọt thơm.

Không chỉ nói về chuyện “trồng cây”, tác giả cũng muốn gửi gắm về chuyện “trồng người”:

“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống”

Những đứa con con được mẹ chăm sóc, ngày càng trưởng thành hơn – “lớn lên”. Còn cây bầu, cây bí cũng như vậy, nhưng là “lớn xuống” – gợi hình ảnh thực tế khi cây bầu, bí được trồng trên giàn nên khi quả phát triển sẽ mọc thẳng xuống. Và câu thơ “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi ra tình cảm xúc động, nghẹn ngào về nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ.

“Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ gặt hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”

Khi đứa con trưởng thành hơn, cũng là lúc tuổi mẹ đã cao. Nhà thơ đã sử dụng phép nói giảm, nói tránh như “ngày bàn tay mẹ mỏi” mà “mình vẫn còn một thứ quả non xanh” làm cho ý thơ đọc lên có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực chất lại có sức lay động lớn. Nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”. Đó là nỗi niềm lo lắng, băn khoăn khi bản thân còn chưa trưởng thành khi để mẹ vẫn phải lo lắng. Nhân vật người con trong bài thơ cũng sợ rằng không thể báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 7: Tóm tắt truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

“Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ thật giản dị, nhưng chan chứa tình cảm ngọt ngào.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận