Viết bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Viết bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân

Viết bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo xét xử kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 22 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân mang đến 2 bài luận mẫu siêu hay. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo nhanh chóng biết cách viết và hiểu về chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc.

Bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân

Đề bài: Em hãy viết bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo xét xử kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Bài làm mẫu 1

Về bản chất, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Xem thêm:  Kinh tế 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Trong quá trình tố tụng hình sự, hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm các mục sau. Khởi tố bị can: Để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh. Truy tố bị can ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm; nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm. Từ bản chất, nội dung, phạm vị hoạt động thực hành quyền công tố nêu trên có thể thấy công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Xem thêm:  Kinh tế 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất qua đó bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Bài làm mẫu 2

– Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

– Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

+ Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

+ Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập