Học bài Ba cống hiến lớn của Các Mác

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Tác phẩm Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Hôm nay, Download.vn xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, mời bạn đọc tham khảo sau đây.

Tác phẩm Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Nghe đọc Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:

Chiều ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút, nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ. Để Mác ở lại một mình vẻn vẹn chỉ có hai phút, thế mà khi trở vào phòng, chúng tôi nhìn thấy ông thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành – nhưng là giấc ngủ nghìn thu.

Con người đó ra đi là một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở châu Âu và châu Mĩ, đối với khoa học lịch sử. Rồi đây, người ta sẽ cảm thấy nỗi trống vắng do sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra.

Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật đơn giản nhưng đã bị tầng tầng lớp lớp các tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay, đó là con người trước hết cần phải có cái ăn cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo v.v…; vì vậy, việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp, và mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra cơ sở để người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và cả tôn giáo nữa, cho nên phải xuất phát từ cơ sở đó mà giải thích những cái kia, chứ không phải ngược lại, như từ trước đến nay người ta đã làm.

Nhưng không chỉ có thế thôi. Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Với việc phát hiện ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này, lập tức một ánh sáng xuất hiện, trong khi mọi công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học tư sản cũng như của các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm trong bóng tối. […]

Con người khoa học là như vậy đó. Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác. Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng. Mỗi phát kiến mới trong bất cứ khoa học lí luận nào, thậm chí đôi khi người ta chưa thấy ngay được việc ứng dụng nó vào thực tế, đã có thể đem đến cho Mác một niềm vui thực sự, nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa khi phát kiến đó nhanh chóng có tác động cách mạng đến công nghiệp, đến sự phát triển lịch sử nói chung. […]

Bởi lẽ trước hết Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác, tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, đó thật sự là sứ mệnh thiết thân của cuộc đời ông. Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác. Và Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên cường và có kết quả[…] dẫn đến sự xuất hiện Hội liên hiệp công nhân quốc tế vĩ đại[…], đấy chính là sự nghiệp mà ai xây dựng nên đều lấy làm tự nào, thậm chí dù cho người đó không làm gì thêm nữa.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về sự nhường nhịn trong cuộc sống (Dàn ý + 9 mẫu)

Đó là lý do vì sao Mác là người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại của ông. Các chính phủ – cả chuyên chế lẫn cộng hoà – đều trục xuất ông, bọn tư sản – cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoan – đều thi nhau vu không và nguyền rủa ông. Mác đã gạt sang một bên tất cả những thứ đó, coi như cái mạng nhện vướng chân, chẳng thèm đếm xỉa, và chỉ đáp lại khi thấy hết sức cần thiết mà thôi. Và ông đã mất đi, hàng triệu người cộng sự cách mạng với ông khắp châu Âu và châu Mĩ, từ những hầm mỏ Xi-bia đến tận Ca-li-phoóc-ni-a đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông, và tôi có thể mạnh dạn nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả.

Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi!

Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Mẫu 1

Soạn văn Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác chi tiết

I. Tác giả

Phri-đrích Ăng-ghen (1820 – 1895) là nhà triết học người Đức, bạn thân thiết của Mác và là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác.

– Trong bài này, ông đã đánh giá cao cống hiến to lớn của Mác và biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản trước tổn thất to lớn không bù đắp được này.

– Tên bài do người biên soạn đặt.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra”: Thời gian, không gian Mác đã vĩnh biệt cuộc đời.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “cho người đó không làm thêm gì nữa”: Những cống hiến to lớn của Mác với cuộc sống nhân loại.
  • Phần 3: Còn lại: Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn của nhiều người dân thế giới trước sự ra đi của Mác.

3. Tóm tắt

Các Mác – một trong số những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ. Ông đã để lại ba cống hiến vĩ đại với cuộc sống của nhân loại: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra – quy luật giá trị thặng dư. Cống hiến vĩ đại nhất của Mác là sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, biến lý thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng. Trong cuộc đời của mình, ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả. Tên tuổi và sự nghiệp của Các Mác vẫn còn sống mãi.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Thời gian, không gian Mác đã vĩnh biệt cuộc đời

– Thời gian: Chiều ngày 14 tháng 3, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút.

– Không gian: trên chiếc ghế bành.

– Cách diễn đạt giàu hình ảnh về cái chết của Các Mác: “ngừng suy nghĩ”, “ngủ thiếp đi”, “giấc ngủ nghìn thu”.

=> Cách nói giảm nói tránh.

– Hệ quả trước sự ra đi của Các Mác:

  • Một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản, với khoa học lịch sử
  • “Nỗi trống vắng” cho toàn nhân loại.

2. Những cống hiến vĩ đại của Các Mác

– Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

– Tìm ra giá trị thặng dư – quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản.

– Các Mác cho rằng áp dụng khoa học vào thực tế, biến lý thuyết thành hành động trong thực tiễn – đây chính là cống hiến quan trọng nhất của Các Mác.

=> Những cống hiến vĩ đại, tầm cỡ của Các-Mác đối với lịch sử nhân loại.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Dàn ý + 8 mẫu)

3. Nỗi tiếc thương vô hạn của nhiều người dân thế giới trước sự ra đi của Mác

– Hàng triệu, hàng triệu con người, từ những cộng sự cách mạng đến những người công nhân trên khắp thế giới đều “tôn kính, yêu mến và khóc thương ông”.

– Ăng-ghen khẳng định rằng Các Mác – “ông có thể có nhiều kẻ địch nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”, “tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”.

=> Khẳng định giá công lao to lớn của Các Mác.

Tổng kết:

  • Nội dung: Ăng-ghen đã chứng minh được những cống hiến vĩ đại của Mác đối với nhân loại.
  • Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, biện pháp so sánh tăng tiến…

Soạn văn Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài điếu văn này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần.

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra”: Thời gian, không gian Mác đã vĩnh biệt cuộc đời.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “cho người đó không làm thêm gì nữa”: Những cống hiến to lớn của Mác với cuộc sống nhân loại.
  • Phần 3: Còn lại: Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn của nhiều người dân thế giới trước sự ra đi của Mác.

Câu 2. Nêu những đóng góp to lớn của Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”?

– Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

– Tìm ra giá trị thặng dư – quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản.

– Các Mác cho rằng áp dụng khoa học vào thực tế, biến lý thuyết thành hành động trong thực tiễn – đây chính là cống hiến quan trọng nhất của Các Mác.

=> Những cống hiến vĩ đại, tầm cỡ của Các-Mác đối với lịch sử nhân loại.

Câu 3. Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc (còn gọi là biện pháp tăng tiến). Biện pháp ấy đã được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn?

Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc (còn gọi là biện pháp tăng tiến): cống hiến sau lớn lao hơn cống hiến trước.

  • So sánh với một nhà bác học khác: Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luận phát triển thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.
  • Dùng cách nói: “Nhưng không chỉ có thể…”
  • Ăng ghen sử dụng các cụm từ như: “Nhưng không phải chỉ có thế thôi, nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác, nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa”

Câu 4. Thái độ và tình cảm của Ăng- ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh ở bài điếu văn.

– Thái độ kính trọng, đề cao nhằm ca ngợi và tôn vinh những cống hiến của Các Mác.

– Bộc lộ sự tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của một con người vĩ đại.

Câu 5. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: “… Ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”?

– “Kẻ đối địch”: tầng lớp tư bản, những kẻ bóc lột người lao động. Họ đã bị Các Mác bóc lột vạch trần bản chất nên cảm thấy sợ hãi, căm ghét ông.

– “Chưa chắc đã có một kẻ thù riêng”: với mục đích cao cả, mọi cống hiến của ông đều là để vạch trần bản chất của giai cấp tư sản, bảo vệ giai cấp vô sản.

II. Luyện tập

Câu 1. Nêu cảm nghĩ của anh chị về những đóng góp của Mác đối với nhân loại.

Những đóng góp của Các Mác đối với nhân loại:

– Đó là tài sản chung vô giá, không chỉ là lí luận mà còn áp dụng được vào thực tiễn.

– Phục vụ cho lợi ích của con người chứ không dành cho bất kì một cá nhân nào.

Câu 2. Lập dàn ý của bài điếu văn.

Gợi ý:

1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

– Khái quát nội dung chính của tác phẩm

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài Lưu biệt khi xuất dương

2. Thân bài

a. Thời gian, không gian Mác đã vĩnh biệt cuộc đời

– Thời gian: Chiều ngày 14 tháng 3, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút.

– Không gian: trên chiếc ghế bành.

– Cách diễn đạt giàu hình ảnh về cái chết của Các Mác: “ngừng suy nghĩ”, “ngủ thiếp đi”, “giấc ngủ nghìn thu”.

=> Cách nói giảm nói tránh.

– Hệ quả trước sự ra đi của Các Mác:

  • Một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản, với khoa học lịch sử
  • “Nỗi trống vắng” cho toàn nhân loại.

b. Những cống hiến vĩ đại của Các Mác

– Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

– Tìm ra giá trị thặng dư – quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản.

– Các Mác cho rằng áp dụng khoa học vào thực tế, biến lý thuyết thành hành động trong thực tiễn – đây chính là cống hiến quan trọng nhất của Các Mác.

=> Những cống hiến vĩ đại, tầm cỡ của Các-Mác đối với lịch sử nhân loại.

c. Nỗi tiếc thương vô hạn của nhiều người dân thế giới trước sự ra đi của Mác

– Hàng triệu, hàng triệu con người, từ những cộng sự cách mạng đến những người công nhân trên khắp thế giới đều “tôn kính, yêu mến và khóc thương ông”.

– Ăng-ghen khẳng định rằng Các Mác – “ông có thể có nhiều kẻ địch nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”, “tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”.

=> Khẳng định giá công lao to lớn của Các Mác.

3. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của tác phẩm “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”.

– Cảm nhận về tác phẩm trên.

Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Mẫu 2

Câu 1. Bài điếu văn này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần.

Bài điếu văn có thể chia làm 3 phần. Nội dung chính của từng phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra”: Thời gian, không gian Mác đã vĩnh biệt cuộc đời.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “cho người đó không làm thêm gì nữa”: Những cống hiến to lớn của Mác với cuộc sống nhân loại.
  • Phần 3. Còn lại: Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn của nhiều người dân thế giới trước sự ra đi của Mác.

Câu 2. Nêu những đóng góp to lớn của Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”?

Những đóng góp to lớn của Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”:

– Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

– Tìm ra giá trị thặng dư – quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản.

– Các Mác cho rằng áp dụng khoa học vào thực tế, biến lý thuyết thành hành động trong thực tiễn – đây chính là cống hiến quan trọng nhất của Các Mác.

Câu 3. Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc (còn gọi là biện pháp tăng tiến). Biện pháp ấy đã được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn?

  • Biện pháp so sánh tầng bậc: Cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước.
  • Kết hợp so sánh với một nhà bác học khác: Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.

Câu 4. Thái độ và tình cảm của Ăng- ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh ở bài điếu văn.

– Thái độ kính trọng, đề cao nhằm ca ngợi và tôn vinh những cống hiến của Các Mác.

– Bộc lộ sự tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của một con người vĩ đại.

Câu 5. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: “… Ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”?

– “Kẻ đối địch”: Tầng lớp tư bản, những kẻ bóc lột người lao động. Họ đã bị Các Mác bóc lột vạch trần bản chất nên cảm thấy sợ hãi, căm ghét ông.

– “Chưa chắc đã có một kẻ thù riêng”: với mục đích cao cả, mọi cống hiến của ông đều là để vạch trần bản chất của giai cấp tư sản, bảo vệ giai cấp vô sản.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập