Toán 3: Hình chữ nhật

Photo of author

By THPT An Giang

Giải Toán 3: Hình chữ nhật giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải phần Thực hành, Luyện tập trong SGK Toán 3 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 35 chủ đề: Các số đến 10,000.

Toán học là một trong những môn học quan trọng trong chương trình giáo dục. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hình chữ nhật và cách giải các bài tập liên quan đến nó.

Giải Thực hành Toán 3 Chân trời sáng tạo trang 35 – Tập 2

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật?

Hình chữ nhật

Gợi ý đáp án:
Em nhận biết hình chữ nhật bằng cách: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau.

  • Tứ giác EGHK:
  • Bằng cách kiểm tra ta thấy tứ giác EGHK có 4 góc vuông.
    Hình chữ nhật
  • Lại có: EG = HK (Cùng có độ dài bằng 8 ô vuông).
    EK = GH (Cùng có độ dài bằng 3 ô vuông).
    Do đó, tứ giác EGHK là hình chữ nhật.
  • Lần lượt kiểm tra tương tự với các tứ giác còn lại, ta thấy:
  1. Tứ giác STUV không phải là hình chữ nhật vì tứ giác này chỉ có 2 góc vuông: góc đỉnh U và góc đỉnh T.
  2. Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật vì tứ giác này có 4 góc vuông, MN = QP, MQ = NP.
  3. Tứ giác ABCD không phải là hình chữ nhật vì không có góc vuông.

Như vậy trong các hình đã cho, có 2 hình chữ nhật là: hình EGHK, hình MNQP.

Xem thêm:  Toán 3: So sánh các số có bốn chữ số

Giải Luyện tập Toán 3 Chân trời sáng tạo trang 35 – Tập 2

Số?

Hình chữ nhật

Gợi ý đáp án:
Vì khung cửa sổ có dạng hình chữ nhật nên hai cạnh dài có độ dài bằng nhau, hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau.
Do đó, ở chiều dài của cửa sổ, ta điền được số 150; ở chiều rộng của cửa sổ, ta điền được số 120.
Ta điền như sau:

Hình chữ nhật

Các em học sinh lớp 3 có thể tham khảo các bài tập này để nắm vững kiến thức về hình chữ nhật. Tập làm quen với các dạng bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện tư duy logic và phát triển khả năng giải quyết vấn đề.

Mời các em và thầy cô giáo cùng tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích khác tại THPT An Giang.