Bài tập viết văn lớp 5: Mô tả mẹ (7 gợi ý mẫu)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả mẹ (7 mẫu)

TOP 7 Dàn ý tả mẹ chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn tả mẹ, tả mẹ đang nấu cơm, tả mẹ yêu quý của em, tả người mẹ… thật hay.

Tả mẹ

Dựa vào dàn ý, các em sẽ nắm được toàn bộ nội dung chính, dễ dàng hình dung để miêu tả mẹ thật sinh động. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Dàn ý Tả người thân để có thêm vốn từ, viết bài văn tả người thật tốt. Mời các em cùng tải miễn phí:

Dàn ý tả mẹ ngắn gọn

a) Mở bài: Giới thiệu về mẹ của em

b) Thân bài:

– Miêu tả ngoại hình của mẹ:

  • Mẹ của em tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Công việc của mẹ là gì?
  • Mẹ em có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Điều đó tạo nên một vóc dáng, dáng hình như thế nào?
  • Nước da của mẹ em có màu gì? Màu sắc đó nhờ đâu mà có?
  • Mái tóc của mẹ dài đến đâu, được tạo kiểu gì, nhuộm màu gì? Bình thường mẹ sẽ để tóc như thế nào?
  • Khuôn mặt của mẹ có hình dáng như thế nào? Có hợp với kiểu tóc không?
  • Đôi mắt của mẹ có màu gì, hình dáng ra sao? Mẹ thường dùng ánh mắt như thế nào để nhìn em?
  • Đôi môi, nụ cười của mẹ có đặc điểm gì? Nụ cười ấy truyền cho em những cảm xúc gì?
  • Đôi bàn tay của mẹ có đặc điểm gì? Khi cầm tay mẹ, em có những suy nghĩ và cảm xúc ra sao?
  • Trang phục thường ngày của mẹ có đặc điểm gì? Khi có sự kiện đặc biệt thì mẹ thay đổi ra sao?

– Miêu tả hoạt động của mẹ:

  • Hằng ngày ngoài công việc ở cơ quan thì mẹ phải làm những công việc gì?
  • Mẹ có dành thời gian để trò chuyện, tâm sự và chơi với em không?
  • Mẹ có bao giờ than thở, kêu ca về sự vất vả của mình không?

c. Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho mẹ
  • Những lời chúc tốt đẹp của em dành cho mẹ

Dàn ý Tả mẹ hay nhất

a) Mở bài: Giới thiệu về mẹ của em.

b) Thân bài: Tả mẹ của em:

– Miêu tả khái quát về mẹ:

  • Tên của mẹ là gì? Độ tuổi của mẹ? Nghề nghiệp của mẹ? Nơi công tác của mẹ?
  • Chiều cao, cân nặng của mẹ là bao nhiêu? Vóc dáng của mẹ nhìn chung có đặc điểm gì?
  • Mẹ có phải là người quan tâm và chăm chút cho ngoại hình không? Điều đó được thể hiện qua những điều gì?

– Miêu tả chi tiết về ngoại hình của mẹ:

  • Màu da, màu tóc, kiểu tóc của mẹ là gì? Có gì đặc biệt không?
  • Tả về khuôn mặt, đôi mắt, sống mũi, nụ cười, gò má… của mẹ (có thể chỉ chọn những bộ phận em đặc biệt ấn tượng, yêu thích để miêu tả, không bắt buộc phải miêu tả đầy đủ hết các bộ phận)
  • Tả đôi bàn tay của mẹ (cảm giác khi chạm vào, màu sắc da tay, móng tay…)
  • Tả trang phục thường ngày của mẹ. Khi có những dịp đặc biệt thì có gì thay đổi không? Em thấy mẹ khi nào là đẹp nhất?
Xem thêm:  Tập làm văn lớp 5: Tả lại quang cảnh buổi trình diễn văn nghệ ở trường em

– Tả tính cách, hoạt động của mẹ:

  • Công việc hàng ngày ở cơ quan, ở nhà của mẹ là gì? Mẹ có bận rộn, vất vả không?
  • Thời gian rảnh, mẹ thường làm gì? Điều đó khiến mẹ cảm thấy như thế nào?
  • Sở thích của mẹ là gì? Mẹ thường làm những việc đó vào lúc nào? Với tâm trạng ra sao? Em đã từng làm gì để tặng mẹ theo sở thích đó chưa?
  • Mọi người xung quanh có yêu quý mẹ của em không? Vì sao họ lại có tình cảm như vậy dành cho mẹ em?

c) Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho mẹ
  • Những điều mà em mong muốn được gửi đến mẹ của mình

Lập dàn ý tả người mẹ lớp 5

I. Mở bài: Giới thiệu về mẹ

  • Mẹ là người gần gũi với em nhất.
  • Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi.

II. Thân bài: Tả về mẹ

a) Tả hình dáng:

  • Dáng người tầm thước, thon gọn.
  • Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.
  • Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

  • Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
  • Tính tình ôn hòa, nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
  • Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
  • Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

III. Kết bài

  • Mẹ luôn tận tụy, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.
  • Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Dàn ý tả mẹ lớp 5

a. Mở bài: Giới thiệu về người mẹ của em.

Mẫu: Em đã từng nghe được ở đâu đó một câu nói: Vì thượng đế không thể luôn ở bên cạnh bạn, nên người đã tạo ra mẹ. Những người mẹ chính là những thiên sứ vĩ đại nhất, luôn ở bên cạnh để yêu thương, chở che và dẫn lối cho con người. Bởi vậy, em luôn yêu thương và biết ơn người mẹ dịu hiền của mình.

b. Thân bài

– Miêu tả ngoại hình của mẹ:

  • Độ tuổi (năm nay mẹ đã hơn ba mươi tuổi…)
  • Công việc (mẹ là giáo viên mầm non ở trường tư thục gần nhà…)
  • Vóc dáng (mảnh mai, nhỏ bé nhưng tràn ngập sức sống)
  • Nước da (trắng hồng khỏe mạnh…)
  • Khuôn mặt (tròn trịa, phúc hậu…)
  • Đôi mắt (đen láy, như viên trân châu trong truyện cổ tích…)
  • Nụ cười (tươi rói, sáng rực rỡ…)
  • Bàn tay (có những vết chai sần do làm việc vất vả…)
  • Trang phục (đơn giản, thường là những bộ áo quần đồng phục dễ vận động…)
Xem thêm:  Tập làm văn lớp 5: Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng

– Miêu tả tính cách, hoạt động của mẹ:

  • Tính cách (hiền lành, chịu khó, bao dung, giàu tình yêu thương…)
  • Công việc (chăm các bạn nhỏ, dạy các bạn ấy những điều hay…)
  • Những việc khi ở nhà (giặt giũ, nấu cơm, chăm sóc cho con cái, ông bà…)
  • Các mối quan hệ khác (làng xóm, đồng nghiệp ai cũng yêu quý, kính nể mẹ)

– Những kỉ niệm của em cùng mẹ:

  • Mẹ chăm sóc, dạy dỗ em khôn lớn
  • Em và mẹ đã cùng nhau trải qua những lần đầu của em (lần đầu tập đi, tập nói, lần đầu đến trường…)
  • Mẹ giúp em vượt qua những khó khăn, an ủi khi em buồn bã…

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho mẹ

Mẫu: Em rất yêu mẹ của mình. Mẹ chính là ngọn hải đăng luôn soi sáng những bước đường em đi. Em sẽ phấn đấu không ngừng, để có thể trở thành niềm tự hào nhỏ bé của mẹ.

Lập dàn ý tả mẹ

a. Mở bài

  • Mở bài trực tiếp: giới thiệu về mẹ của em
  • Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ qua hình ảnh những kỉ vật, món đồ gắn bó với mẹ (chiếc khăn, đôi dép, món ăn…), khiến em suy nghĩ, nhớ thương về mẹ.

b. Thân bài

– Miêu tả khái quát về mẹ:

  • Năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? (trông ngoại hình mẹ có giống với tuổi thật không, hay nhìn trẻ hơn/ già hơn)
  • Mẹ có thân hình thế nào? (cao ráo/ hơi thấp/ gầy gò/ đầy đặn…)
  • Làn da mẹ thế nào? (trắng hồng, đen sạm, màu mật ong…)
  • Công việc của mẹ là gì? Có vất vả lắm không? Có chiếm nhiều thời gian trong ngày của mẹ không?

– Miêu tả chi tiết về mẹ:

  • Mái tóc của mẹ (màu gì, độ dài, để kiểu tóc gì, khô xơ hay mềm mượt, khi làm việc thì mẹ buộc như thế nào…)
  • Khuôn mặt, cái mũi, đôi mắt… của mẹ có đặc điểm như thế nào? (hình dáng, màu sắc…)
  • Đôi bàn tay của mẹ (mềm mại hay thô ráp, do đã làm những công việc thường ngày là gì)
  • Trang phục của mẹ (gồm những gì, có đặc điểm về màu sắc, kiểu dáng ra sao, nó có khác biệt nhiều giữa trang phục đi làm và đi chơi, ở nhà không)

– Miêu tả tính cách, thói quen, sở thích của mẹ:

  • Mẹ em là người có tính cách như thế nào? (hiền lành, khô cứng, dịu dàng, năng động, lạnh lùng, nghiêm khắc…) – được thể hiện qua các hành động gì, được mọi người đánh giá ra sao?
  • Mẹ có thói quen làm việc như thế nào? Thường làm gì vào thời gian rảnh?
  • Mẹ có sở thích gì? (kể ra đi kèm với hoạt động cụ thể)

– Tình cảm của em dành cho mẹ: Kể những tình cảm ấy cùng với những kỉ niệm, những hành động quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho em (và ngược lại).

Xem thêm:  Bộ sưu tập 15 mẫu dàn ý bài văn tả cảnh trong Tập làm văn lớp 5.

c. Kết bài

  • Mẹ là một người mẹ tuyệt vời và cũng là tấm gương để em học tập và noi theo
  • Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để có thể là niềm tự hào của mẹ.

Dàn ý tả mẹ em đang nấu cơm

1. Mở bài:

  • Giới thiệu mẹ em khi đang nấu cơm trong bếp: Mẹ em thường bảo “Kho tàng của bố là vườn cây, kho tàng của chị em là góc học tập và kệ đồ chơi còn kho tàng của mẹ là gian bếp”. Em rất thích ngắm nhìn hình ảnh mẹ khi đang nấu cơm.

2. Thân bài :

a. Giới thiệu mẹ em: (Ngoại hình, tính cách)

  • Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có dáng người dong dỏng, tóc mẹ cắt ngắn ngang vai đen nhánh ôm lấy khuôn mặt hình trái xoan. Mẹ có nước da trắng tự nhiên. Đôi mắt bồ câu của mẹ long lanh ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Mẹ có chiếc mũi dọc dừa, đôi môi đỏ hồng tự nhiên, khi mẹ cười để lộ hàm răng trắng bóng.
  • Mẹ rất nhẹ nhàng, duyên dáng nên ai cũng yêu quý mẹ. Giọng nói mẹ ấm áp. Mẹ ăn mặc rất giản dị, mộc mạc.
  • Mẹ là giáo viên dạy Văn ở trường cấp hai.
  • Mẹ là người rất chu đáo và tỉ mỉ.

b. Miêu tả khi mẹ nấu ăn:

  • Nhưng mẹ em đẹp nhất đó là khi nấu nướng. Món ăn mà em thích nhất là món sườn xào chua ngọt do mẹ làm.
  • Mẹ đi chợ sớm để mua được sườn tươi ngon về. Ngoài ra để làm được món này mẹ mua thêm cà chua, hành lá, nên món ăn rất ngon, và là món khoái khẩu của em.
  • Đầu tiên mẹ chặt nhỏ miếng sườn rồi rửa sạch cho vào luộc qua. Mẹ khéo léo rửa sạch cà chua, hành lá rồi cắt nhỏ. Sau đó mẹ lấy chiếc chảo rồi đổ một chút dầu vào, cho cà chua và hành nếm thêm chút mắm, đường và chút cay của ớt để tạo sốt. Sau khi sốt quyện và mịn nhẹ mẹ cho sườn vào đảo nhẹ để lửa cháy nhỏ đủ thời gian để sốt thấm vào sườn. Mẹ lấy chiếc đĩa, đổ món ăn ra đĩa trang trí trông rất hấp dẫn. Thế là món sườn xào chua ngọt đã được hoàn thành. Sau khi nấu xong mẹ dọn dẹp bếp sạch sẽ như chưa hề vào bếp nấu . Ngoài món sườn chua ngọt mẹ nấu các món khác cũng rất ngon như gà sốt me, cá nướng….

3. Kết bài:

  • Tình cảm, cảm nghĩ của em đối với mẹ

Dàn ý tả về mẹ

a. Mở bài: Mẹ là người em yêu quí nhất nhà.

b. Thân bài:

– Hình dáng:

  • Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, dáng người cân đối.
  • Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
  • Vầng trán cao.
  • Đôi mắt đen, dịu hiền. Lông mày cong như nét vẽ.
  • Hàm răng trắng muốt, đều đặn.
  • Đôi bàn tay xương xương, ngón tay thon, trắng trẻo.

– Tính tình:

  • Tận tụy với công việc ở cơ quan, hoà nhã với đồng nghiệp.
  • Cần mẫn làm việc nhà, nấu ăn rất khéo.
  • Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
  • Yêu thương mọi người.
  • Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

c. Kết bài:

  • Em rất tự hào về mẹ.
  • Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.
  • Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
  • Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập