Soạn Công nghệ 8 Bài 30 ngắn nhất: Biến đổi chuyển động

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Biến đổi chuyển động “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Soạn Công nghệ 8 Bài 30 ngắn nhất: Biến đổi chuyển động

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 30: Biến đổi chuyển động trong sách giáo khoa Công nghệ 8.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 8 Bài 30 ngắn gọn

I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?

* Các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau.

Soạn Công nghệ 8 Bài 30 ngắn nhất: Biến đổi chuyển động (ảnh 2)

– Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.

– Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.

– Chuyển động của vô lăng: chuyển động quay.

– Chuyển động của kim máy: chuyển động tịnh tiến.

* Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động, chúng gồm:

– Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

– Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.

II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt)

a) Cấu tạo

Soạn Công nghệ 8 Bài 30 ngắn nhất: Biến đổi chuyển động (ảnh 3)

– Gồm các bộ phận chính: tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.

– Con trượt và giá đỡ được nối ghép với nhau bằng khớp tịnh tiến, các chi tiết còn lại được nối ghép với nhau bằng khớp quay.

b) Nguyên lí làm việc

Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

c) Ứng dụng

Cơ cấu trên thường được dùng ở các máy khâu đạp chân; máy cưa gỗ; ôtô; máy hơi nước, các máy có động cơ đốt trong …

Ngoài ra còn có: Cơ cấu bánh răng – thanh răng, vít – đai ốc.

2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay – thanh lắc)

Xem thêm:  Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Yêu Nước ❤15 Bài Văn Hay Nhất

a) Cấu tạo

Gồm các bộ phận chính: tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ. Các chi tiết đều được nối ghép với nhau bằng khớp quay.

Soạn Công nghệ 8 Bài 30 ngắn nhất: Biến đổi chuyển động (ảnh 4)

b) Nguyên lí làm việc

Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.

c) Ứng dụng

Được ứng dụng trong nhiều loại máy như: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy, …

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 8 Bài 30 ngắn nhất

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 102: Quan sát chiếc máy khâu đạp chân ở hình 30.1 và hoàn thành các câu sau:

Trả lời

– Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.

– Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.

– Chuyển động của vô lăng: chuyển động quay

– Chuyển động của kim máy: chuyển động tịnh tiến.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 103: Em hãy quan sát hình 30.2 và cho biết: Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào?

Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?

Em hãy cho biết có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròng của tay quay được không? Khi đó cơ cấu hoạt động ra sao?

Trả lời

– Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ chuyển động tịnh tiến không đều.

– Khi tay quay đổi hướng so với chiều ban đầu thì con trượt 3 sẽ đổi hướng.

– Có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròng của tay quay.

– Cơ cấu hoạt động: trong quá trình chuyển động, khi thanh truyền và tay quay duỗi thẳng hoặc chập nhau, thanh truyền sẽ không dẫn động được tay quay. Những vị trí đó được gọi là điểm chết của cơ cấu.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 104: Quan sát hình 30.3b và cho biết có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít được không? Cơ cấu này thường được dùng trong những máy và thiết bị nào?

Soạn Công nghệ 8 Bài 30 ngắn nhất: Biến đổi chuyển động (ảnh 5)

Trả lời

– Không thể biến đổi chuyển động tinh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít.

Xem thêm:  Công thức lai tạo rồng trong game Dragon City

– Cơ cấu này thường được dùng trong các vòi nước dùng cơ cấu vít- đai ốc, trục của một số máy công cụ để chuyển động.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 105: Em hãy cho biết khi tay quay 1 quay một vòng thì thanh lắc 3 sẽ chuyển động như thế nào?

Trả lời

Thanh lắc 3 sẽ lắc qua lắc lại.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 105: Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được không?

Trả lời

Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 30 trang 105: Hãy kể thêm một số ứng dụng của cơ cấu này mà em biết.

Trả lời

Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy, …

Soạn Bài 1 trang 105 ngắn nhất: Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay-con trượt.

Trả lời

– Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.

– Nguyên lí làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ. Chuyển động của tay quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

– Ứng dụng: máy khâu đạp chân, cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước, …

Soạn Bài 2 trang 105 ngắn nhất: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt, bánh răng – thanh răng.

Trả lời

Tay quay – con trượt

Bánh răng – thanh răng

Giống

– Đều có cấu tạo gần giống nhau gồm: tay quay, thanh truyền và giá đỡ.

Khác

Dùng con trượt

Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

Dùng thanh lắc

Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.

Soạn Bài 3 trang 105 ngắn nhất: Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc.

Trả lời

– Cấu tạo: gồm tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ. Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay.

– Nguyên lí làm việc: Khi tay quay quay đều trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.

Xem thêm:  Cảm nhận 12 câu đầu bài Trao duyên siêu hay (10 Mẫu) - Văn 10

– Ứng dụng: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy.

Soạn Bài 4 trang 105 ngắn nhất: Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên trong đồ dùng gia đình.

Trả lời

– Cơ cấu tay quay – thanh lắc: máy khâu đạp chân, quạt máy (tuốc năng), …

– Cơ cấu tay quay – con trượt: điều chỉnh bấc của bếp dầu, …

Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 30 tuyển chọn

Câu 1: Các bộ phận trong máy có:

A. Duy nhất một dạng chuyển động

B. Có 2 dạng chuyển động

C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau

D. Đáp án khác

Câu 2: Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động:

A. Thẳng lên xuống

B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều

C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều

D. Tròn

Câu 3: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay

Câu 5: Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong:

A. Máy khâu đạp chân

B. Máy cưa gỗ

C. Ô tô

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Câu 8: Cấu tạo cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy bộ phận?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 9: Ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc trong:

A. Máy dệt

B. Máy khâu đạp chân

C. Xe tự đẩy

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của:

A. Tay quay

B. Thanh truyền

C. Thanh lắc

D. Giá đỡ