Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 tuyển chọn 4 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.

Đề thi KHTN 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả đề thi học theo chương trình cuốn chiếu và chương trình song song. Đề kiểm tra cuối kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đồng thời đây là tư liệu hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh giúp cho con em học tập tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 Toán 7 CTST, đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 CTST.

Bộ đề thi cuối kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo – Đề 1

Đề thi KHTN 7 cuối kì 2

A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Câu phát biểu nào chưa chính xác khi nói về Cực Bắc của nam châm vĩnh cửu là

A. cực luôn hướng về phía Bắc địa lý.
B. cực được kí hiệu bằng chữ S.
C. cực được kí hiệu bằng chữ N.
D. nơi hút được nhiều mạt sắt.

Câu 2. Khi nào hai cực của thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc đặt gần nhau.
B. Khi hai cực Nam đặt gần nhau.
C. Khi đặt hai cực cùng tên gần nhau.
D. Khi đặt hai cực khác tên gần nhau.

Câu 3. Điều nào sau đây là sai khi nói về đường sức từ?

A. Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó
B. Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau
C. Chiều của đường sức từ hướng từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm thử đặt trên đường sức đó.
D. Bên ngoài thanh nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào từ cực Nam của nam châm.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính?

A. Khi bị cọ xát có thể hút các vật nhẹ.
B. Có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép.
C. Một đầu có thể hút còn đầu kia có thể đẩy.
D. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. Sự chuyển hoá của sinh vật.
B. Sự biến đổi các chất.
C. Sự trao đổi năng lượng.
D. Sự sống của sinh vật.

Câu 6. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?

A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.

Câu 7. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?

A. Nhúng ngập cây vào nước.
B. Tỉa bớt cành, lá.
C. Cắt ngắn rễ.
D. Tưới đẫm nước cho cây.

Câu 8. Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?

A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
C. Lòng hút.
D. Vỏ rễ.

Câu 9. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?

A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
B. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
C. Khi cất bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to
D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.

Câu 10. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 11. Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 12. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. Từ môi trường.
B.Từ môi trường ngoài cơ thể.
C. Từ môi trường trong cơ thể
D. Từ các sinh vật khác.

Câu 13. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:

1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.

2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.

3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2022 - 2023 (Sách mới)

4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:

A. 1,2,3,4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.

Câu 14. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. môphân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 15. Nhiệt độ môi trường cực thuận đổi với sinh vật là gì?

A. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 16. Sinh sản ở sinh vật là quá trình:

A. nảy trồi.
B. hình thành cá thể mới.
C. hình thành rễ.
D. gieo hạt.

Câu 17. Vì sao nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,… người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành

A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
D. Khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 18. Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?

A. Rau má, dây tây.
B. Khoai lang, khoai tây.
C. Gừng, củ gấu.
D. Lá bỏng, hoa đá.

Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ một phấn cơ thể mẹ hoặc bố.
B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 20. Trong điều kiện sinh sản của động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?

A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yêu tố môi trường.
B. Nuôi cấy, thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Sử dụng hormone.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 21. (1,0 điểm) Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ:

(1)… + (2) … (3) + (4)

Câu 22. (1,0 điểm) Bạn An đã làm thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2: Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1 năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, oxygen, carbon dioxide, nước đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm; lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy cho biết:

a) Bạn An làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b) Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em.

c) Từ thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì?

Câu 23. (1,0 điểm) Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâuvà bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây?

Câu 24. (1,0 điểm) Em hây thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của thực vật. Trình bày cách tiến hành, dự
đoán kết quả, giải thích hiện tượng quan sát được theo mẫu sau:

Thí nghiệm

Cách
tiên hành

Hiện tượng/
Kết quả

Giải thích

Kết luận

Chứng minh tính
hướng nước của cây

Chứng minh tính
hướng sáng của cây

Chứng minh tính
hướng tiếp xúc của cây

Lưu ý: HS cần cho biết các đối tượng thực vật phù hợp cho mỗi thí nghiệm (ví dụ: Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc nên chọn cây thân leo hay cây thân gỗ).

Câu 25. (1,0 điểm) Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển.

Câu 26. (1,0 điểm) Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy đề xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người.

Đáp án đề thi KHTN 7 cuối kì 2

I.TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,2 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ/A B D C B D D B A C D B A B A A B A C C D

Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 21

(1,0 điểm)

(1) Carbon dioxide/Nước;

(2)Nước/Carbon dioxide;

(3) Glucose/Oxygen;

(4) Oxỵgen/Glucose.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 22

(1,0 điểm)

a) Mục đích thí nghiệm: chứng minh thời gian bảo quản hạt có ảnh hưởng tới hô hấp thể hiện qua tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

b) Dự đoán kết quả: thí nghiệm 1 có số hạt nảy mẩm nhiều hơn thí nghiệm 2.

Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ. Do đó, hạt bảo quản lâu sẽ giảm khả năng nảy mầm.

c) Ngoài các yếu tố như nhiệt độ, oxygen,carbon dioxide, độ ẩm của môi trường thì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.

0,25

0,25

0,5

Câu 23

(1,0 điểm)

Do ngập nước lâu ngày, rễ cây bị thiếu oxygen nên quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ,/ điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị huỷ hoại, mất đi khả năng hút nước và chất khoáng/. Cây sẽ bị chết vì thiếu nước trong tế bào mặc dù rễ cây ngập trong nước.

0,25

/0,5

/0,25

Câu 24

(1,0 điểm)

Các nhóm cây phù hợp cho các thí nghiệm như:

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: nên chọn các cây non, rễ đang phát triển.

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây:nên chọn các cây thân mềm, cây non (ví dụ: cây hoa mười giờ, cây đỗ,…).

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây: nhóm cây phù hợp với thí nghiệm này là các cây thân leo như mướp, đậu, bầu, bí.

– Các thiết kế thí nghiệm HS dựa trên cơ sở cách làm thí nghiệm trong SGK.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 25

(1,0 điểm)

– Sinh trưởng là sựtăng lên vể kích thước và khối lượng cơ thể dosự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

– Phát triển là những biến đổi diễn ra trong đời sống của một cá thể. Phát triển gồm ba quá trình liên quan đến nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

– Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau.
– Sinh trưởng là tiền đề của phát triển, phát triển lại làm thay đổi tốc độ của sinh trưởng.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 26

(1,0 điểm)

– Tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cấu sử dụng của con người. Tuy nhiên, cần điểu chỉnh sinh sản ở người để nâng cao chất lượng cuộc sống và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sổng (y tế, giáo dục, nhà ở,…) và cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.

– Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài ý muốn như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uổng thuốc tránh thai, cấy que tránh thai.

– Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cũng là những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khoẻ mạnh.

0,5

0,25

0,25

Xem thêm:  Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo – Đề 2

Đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 7

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Câu 1. Nơi nào sau đây không có từ trường?

A. Xung quanh dây dẫn.
B. Xung quanh nam châm hình chữ U.
C. Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 2. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.

Câu 3. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.

Câu 4. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá

A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
C. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 5. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. chất hữu cơ và chất khoáng.
B. nước và chất khoáng.
C. nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
D. chất hữu cơ và nước.

Câu 6. Sản phẩm của quang hợp là?

A. Nước, carbon dioxide.
B. Glucose, nước.
C. Ánh sáng, diệp lục.
D. Oxygen, glucose.

Câu 7. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. từ môi trường.
B. từ môi trường ngoài cơ thể.
C. từ môi trường trong cơ thể.
D. từ các sinh vật khác.

Câu 8. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là

A. các nhận biết.
B. các kích thích.
C. các cảm ứng.
D. các phản ứng.

Câu 9. Tập tính động vật là

A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 10. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:

1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.

2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.

3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.

4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

Xem thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 7 sách Cánh diều

Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:

A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.

Câu 11. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
C. sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể.

Câu 12. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 13. Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau;

bo de thi hoc ki 2 mon khoa hoc tu nhien 7 nam 2022 2023 sach chan troi sang tao

Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:

A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con.
B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con.
C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành.
D. trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành.

Câu 14. Có mấy hình thức sinh sản?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 15. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tử phát triển tạo thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 16. Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính?

A. Trùng giày.
B. Trùng roi.
C. Trùng biến hình.
D. Cá chép.

Phần 2: Tự luận: (6 điểm)

Câu 17. (0,5 đ) Mô tả cấu tạo của la bàn.

Câu 18. (0,5 đ) (TH) Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

(1,0 đ) Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ:
Ánh sáng

………(1)…………. +……. . (2)……. ………(3)…………. +……. . (4)…….
Diệp lục

Câu 19. (1 đ) (VDC) : Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại?

Câu 20. (0,5đ). Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

Câu 21. (1,0đ) (TH): Cho sơ đồ vòng đời của muỗi:

bo de thi hoc ki 2 mon khoa hoc tu nhien 7 nam 2022 2023 sach chan troi sang tao 1

Em hãy kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi?

Câu 22. (1,5đ) (VD): Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn?

Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 7

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

1A

2D

3D

4C

5B

6D

7A

8B

9D

10B

11A

12A

13D

14B

15C

16D

Phần 2: Tự luận: (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17. (0,5đ)

La bàn là dụng cụ dùng để xác định hướng, một la bàn thường có:

– Kim nam châm đặt lên trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt,mỏng, nhẹ một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại được sơn xanh( hoặc trắng) để chỉ hướng nam được đặt trong vỏ kim loại thường bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định 1 mặt chia độ.

– Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm.

0,5

Câu 18. (1,0 đ)

(0,5 đ)

(1) Cacbondioxde/ nước

(2) Nước/ Cacbondioxde

(3) Glucoze/ Oxyzen

(4) Oxyzen/ Glucoze

0,25

0,25

0,25

0,25

– Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp lá nhận được nhiều ánh sáng, phiến lá có nhiều gân lá giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp

– Biểu bì lá có nhiều khí khổng cho phép CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, và O2 từ tế bào lá khuếch tán ra môi trường.

– Tế bào lá có nhiều lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thụ ánh sáng đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra liên tục.

0,5

Câu 19.

(1 đ)

Nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại thì các tế bào thiếu oxygen và các chất dinh dưỡng, sự trao đổi chất trong tế bào dừng lại và tế bào có thể chết. Cơ thể sẽ bị nhiễm độc bởi các chất bài tiết trong tế bào do không được thải ra bên ngoài. Cơ thể sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

1

Câu 20.

(0,5)

Vai trò của tập tính đối với động vật:

– Hình thành tập tính tốt cho vật nuôi: ăn, ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, nghe hiệu lệnh đến ăn

– Giúp ứng dụng vào các công việc trong sản xuất của con người như: đánh bắt, huấn luyện động vật

0,25

0,25

Câu 21. (1,0 đ)

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi: Gồm 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1: Đẻ trứng

Giai đoạn 2: Ấu trùng (lăng quăng)

Giai đoạn 3: Nhộng (cung quăng)

Giai đoạn 4: Muỗi trưởng thành

0,5

0,5

Câu 22. (1,5 đ)

Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn:

– Nhân giống vô tính cây

– Nuôi cấy mô

Lấy ví dụ

1

0,5

Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Từ (8 tiết )

1

1(0,5đ)

1

1

0. 75

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (30 tiết )

4

1(1,5đ)

1

1(1đ)

2

5

3. 75

3. Cảm ứng ở sinh vật (6 tiết )

1 (0. 5đ)

3

1

1

4

1. 5

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết )

2

1(1đ)

1

1

3

1. 75

5. Sinh sản ở sinh vật

(10 tiết )

2

1

1

(1. 5 đ)

1

3

2. 25

Tổng câu

1

12

3

4

1

1

6

16

Tổng điểm

0,5

3,0

3,0

1,0

1,5

0

1,0

0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

35%

40%

15%

10%

60%

40%

100%

…………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 KHTN 7 Cánh diều

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập