Văn mẫu lớp 8: Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng (Dàn ý + 6 mẫu)

Photo of author

By THPT An Giang

Con hổ

Chào bạn đến với bài viết để phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ. Qua đó, chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về tâm trạng chán chường, uất ức của chúa sơn lâm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải miễn phí bài cảm nhận “Nhớ rừng”, phân tích tâm trạng con hổ để hiểu sâu sắc hơn. Hãy cùng khám phá nội dung phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” ngay dưới đây.

Dàn ý Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ – một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.
  • Khái quát tâm trạng: Trong tác phẩm, trung tâm chính là tâm trạng con hổ trước thực tại tầm thường và quá khứ vàng son, qua đó nói về chính những con người Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước.

2. Thân bài

  • Hoàn cảnh con hổ:
    • Trước đây: là chúa sơn lâm oai hùng của rừng thẳm.
    • Bây giờ: bị bắt giam vào lồng ở vườn bách thú.
      => Cuộc sống bị giam cầm, tù hãm.
  • Cảm nhận về tâm trạng con hổ:
    • Tủi nhục, phẫn uất, chán ghét khung cảnh thực tại.
    • Phẫn uất, chán ghét đến tột đỉnh khi bị giam cầm.
    • Nhớ về quá khứ, con hổ nhớ về những kỉ niệm chốn rừng xanh với tâm trạng nuối tiếc.
    • Sống trong cũi sắt, chứng kiến những điều chán ghét tầm thường, con hổ khao khát được trở về với đại ngàn sâu thẳm, trở về với tự do, với thân phận đáng có của nó. Dù chỉ là trong giấc mộng, con hổ cũng muốn đưa hồn mình trở về với núi non.
    • Nỗi nhớ, niềm tự hào về quá khứ, về độc lập dân tộc, và là khao khát tự do, phá nát cái gọng kìm của bọn thực dân.
Xem thêm:  Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

3. Kết bài

  • Khái quát lại tâm trạng con hổ: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
  • Liên hệ, đánh giá nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thế Lữ.

Hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 1

Hình tượng con hổ là trung tâm trong bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi “Nhớ rừng” của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.

Hình tượng con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” được sử dụng một cách tinh tế để thể hiện sự chán ghét thực tại và khao khát tự do của chúa