Các phương pháp lãnh đạo con người 1 Khái niệm – 123docz.net

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Các phương pháp lãnh đạo trong quản trị học “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

1. Khái niệm

Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định.

2. Kỹ năng lãnh đạo

2.1. Kỹ năng lãnh đạo theo phương thức làm việc

Kỹ năng lãnh đạo trực tiếp: là kỹ năng làm việc với con người trong nội bộ hệ thống và

các cá nhân, tổ chức bên ngoài và môi trường có liên quan đến sự hoạt động của hệ thống.

Kỹ năng ủy quyền

Kỹ năng xây dựng hệ thống: là kỹ năng hình thành quy chế tổ chức của hệ thống và môi

trường văn hóa hợp lý trong hệ thống để huy động tối đa sự tận tâm và tinh thần tự chịu trách nhiệm của mỗi con người trong hệ thống thông qua các quy tắc ứng xử quản trị khoa học, công khai và ổn định trong hệ thống.

2.2. Kỹ năng lãnh đạo theo phương thức suy nghĩ và hành động

– Kỹ năng tư duy – Kỹ năng tổ chức – Kỹ năng nghiệp vụ

3. Nội dung lãnh đạo

– Hiểu rõ con người trong hệ thống

– Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp – Xây dựng nhóm làm việc

– Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt – Giao tiếp và đàm phán

II. Các phương pháp lãnh đạo con người

1. Khái niệm 1. Khái niệm

1.1. Phương pháp lãnh đạo con người trong hệ thống

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em (2 Dàn ý + 30 mẫu) Biểu cảm về mẹ của em hay nhất

Là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của người lãnh đạo lên con người cùng với các nguồn lực khác của hệ thống để đạt được các mục tiêu quản trị đề ra.

1.2. Căn cứ, yêu cầu của các phương pháp lãnh đạo

– Phải xuất phát từ thực trạng của hệ thống – Tuân thủ các ràng buộc của môi trường

– Thói quen, năng lực và giới hạn thời gian cho phép của người lãnh đạo và đặc điểm của mỗi loại phương pháp đem ra sử dụng.

1.3. Đặc điểm của các phương pháp lãnh đạo

– Các phương pháp lãnh đạo rất biến động thể hiện ở các hình thức biểu hiện của mỗi phương pháp tại mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khác nhau là không giống nhau.

– Các phương pháp lãnh đạo luôn đan kết vào nhau để phát huy được ưu điểm và hạn chế nhược điểm của chúng.

– Các phương pháp lãnh đạo chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm việc của người bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh đạo.

2. Nhu cầu và động cơ làm việc của con người

Động cơ là mục đích chủ quan của hoạt động của con người, là động lực thúc đẩy con người hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra.

Nhu cầu và động cơ của mỗi con người trong tổ chức sẽ chi phối họ trong quá trình hoạt động. Qúa trình quản trị là quá trình người lãnh đạo tác động lên các bước của quá trình xử lý nhu cầu của mỗi cá nhân, nhóm, phân hệ theo hướng tạo được động lực mạnh và cùng chiều cho hệ thống.

Xem thêm:  TOP cách mở, đọc file PDF tốt nhất trên máy tính

3. Các phương pháp lãnh đạo đối với con người trong hệ thống

3.1. Các phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền

Các phương pháp giáo dục là các cách tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong hệ thống nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý với đặc trưng là tính thuyết phục. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

3.2. Các phương pháp hành chính

Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động vào các mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của hệ thống quản trị. Đây là cách tác động trực tiếp của người lãnh đạo lên tập thể nhân viên dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi mọi người phải chấp hành nghiêm ngặt.

Các phương pháp hành chính có vai trò xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống, là khâu nối các phương pháp quản trị khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hệ thống nhanh chóng.

3.3. Các phương pháp kinh tế

Các phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vị hoạt động của họ.

3.4. Các phương pháp lãnh đạo hiện đại

Là các phương pháp lãnh đạo dựa vào việc sử dụng phổ biến và có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quản trị, thay thế lao động quản trị thủ công bằng các trang thiết bị tính toán điện tử tự động.

Xem thêm:  Viết thư cho một người bạn để làm quen năm 2021 - Văn mẫu lớp 3

3.5. Các hình thức thực hiện các phương pháp lãnh đạo

– Ra văn bản quy chế làm việc của hệ thống – Ký kết hợp đồng làm việc với từng nhân viên – Uỷ quyền quản trị và phân cấp quản trị

– Khen thưởng và tuyên dương cá nhân và đơn vị có nhiều đóng góp

– Tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo không khí thi đua làm việc và sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh. Tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội bình đẳng vuơn lên và tự khẳng định mình.

– Thực hiện các hình thức truyền thông trong hệ thống – Mở rộng các mối quan hệ đối ngoại của hệ thống

– Sử dụng các hình thức sinh hoạt và giao tiếp để tăng cường sự hiêu hiểu biết và gắn bó trong hệ thống

3.6. Các phương pháp tác động lên các đối tượng khác trong hệ thống

Để quản trị hệ thống có hiệu quả, ngoài yếu tố con người còn có nhiều yếu tố khác như tài chính, công nghệ, tài nguyên…. đòi hỏi áp dụng các phương pháp quản trị đa dạng.

3.7. Các phương pháp tác động lên khách thể quản trị

Khách thể quản trị là các hệ thống ngoài không chịu sự tác động trực tiếp của người lãnh đạo hệ thống nhưng có quan hệ tác động qua lại với hệ thống, cho nên việc áp dụng các phương pháp quản trị ở trên cũng cần phải thay đổi phù hợp để tạo ra môi trường hoạt động có lợi và ổn định nhất cho hệ thống.