Mg + HNO3(đặc) → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Cân bằng phương trình hóa học mg hno3 “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Mg + HNO3(đặc) → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O. Đây là phản ứng oxi hóa khử, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của Mg và tính chất hóa học HNO3(đặc)…. cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng Mg tác dụng HNO3 đặc

Mg + 4HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Cách cân bằng phương trình phản ứng

Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO2↑ + H2O

Phương trình hóa học: Mg + 4HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO2↑+ 2H2O

2. Axit nitric đặc tác dụng với kim loại

Axit nitric tác dụng với kim loại trừ Au và Pt tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như NO2, NO, N2O ,N2, NH4NO3

Sản phẩm khử của N+5 sinh ra tùy thuộc vào độ mạnh yếu của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, thông thường thì:

Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;

Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu (như: Cu, Pb, Ag,..) → NO;

Xem thêm:  Suy nghĩ về lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh (như: Al, Mg, Zn,…) thì N bị khử xuống mức

càng sâu → (N2, N2O, NH4NO3).

Cách phân biệt các khí sản phẩm sinh ra

  • N2O là khí gây cười

  • N2 không duy trì sự sống, sự cháy

  • NO2 có màu nâu đỏ

  • NO khí không màu nhưng bị oxit hóa thành NO2 màu nâu đỏ

NH4NO3 không sinh ra ở dạng khí, khi cho kiềm vào kim loại thấy có mùi khai amoniac NH3

3. Điều kiện phản ứng Mg tác dụng với dung dịch HNO3 đặc

Nhiệt độ thường

4. Cách tiến hành phản ứng cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 đặc

Cho vào ống nghiệm 1,2 lá magie, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3 đặc

5. Hiện tượng Hóa học xảy ra giữa phản ứng Mg HNO3 đặc

Lá magie Mg tan dần trong dung dịch axit HNO3đặc và sinh ra khí có màu nâu đỏ

NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư). Sau phản ứng sinh ra V lít khí NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính thể tích khí sinh ra?

A. 6,72 lít

B. 13,44 lít

C. 3,36 lít

D. 10,08 lít

Câu 2. Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO3 loãng, không thấy có khí thoát ra. Kết luận nào sao đây là đúng:

A. Al không phản ứng với dung dịch HNO3 loãng

Xem thêm:  Giải Toán lớp 5 trang 137, Luyện Tập - Giải bài 1, 2, 3, 4 SGK

B. Al bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 loãng

C. Al phản ứng với HNO3 tạo ra muối amoni

D. Cả A và B đều đúng

Câu 3. Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dd HNO3 loãng

A. không có hiện tượng gì

B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra

C. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra

D. dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.

Câu 4. Hòa tan 38,4 gam Cu vào dd HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V:

A. 13,44

B. 8,96

C. 4,48

D. 17,92

Câu 5. Tiến hành thí nghiệm sau: thả một mẩu natri vào dung dịch chứa MgSO4.

Hiện tượng xảy ra được dự đoán như sau :

(a) Mẩu natri chìm xuống đáy dung dịch

(b) Kim loại magie màu trắng bạc thoát ra, lắng xuống đáy ống nghiệm.

(c) Dung dịch vẫn trong suốt.

(d) Có khí thoát ra.

Trong các hiện tượng trên, số hiện tượng xảy ra đúng như dự đoán là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1