Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 10 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Sinh 10 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Sinh 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 Sinh học 10 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 10 năm 2022 (Sách mới)

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Sinh 10 sách Kết nối tri thức

BÀI 12. THÔNG TIN TẾ BÀO.

Câu 1. Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào. Nêu ví dụ minh họa

Câu 2. Vẽ sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

+ Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng.

+ Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào.

+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào.

Câu 3. Ý nghĩa sinh học của thông tin giữa các tế bào?

Câu 4. Quá trình truyền tin giữa các tế bào cần sự tham gia của các yếu tố nào? So sánh 2 kiểu thông tin giữa các tế bào truyền tin cận tiết và truyền tin nội tiết?

Bài 13. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

Câu 1. Chu kì tế bào là gì? Một chu kì tế bào được chia thành mấy giai đoạn? mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào

Câu 2. Hoàn thành bảng sau về kì trung gian

Các pha Diễn biến trong các pha
G1
S
G2

Từ nội dung của bảng cho biết:

Vì sao pha G1 gọi là là sinh trưởng của tế bào?

Nếu kì trung gian dừng ở pha G1 thì tế bào có phân chia không? Vì sao?

Câu 3. Trình bày khái niệm sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân. Hoàn thành bảng sau về các kì của nguyên phân:

Các kì Diễn biến trong các kì
Kì đầu NST:
Các thành phần khác:
Kì giữa NST:
Các thành phần khác:
Kì sau NST:
Các thành phần khác:
Kì cuối NST:
Các thành phần khác:

Câu 3. Bài tập về nguyên phân

Một tế bào người có bộ NST là 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Hãy hoàn thành bảng sau:

Các kì Số lượng NST( n = ? hay 2n= ?) Trạng thái NST ( đơn/ kép)
Trung gian Pha G1
Pha S
Pha G2
Nguyên phân Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối

Câu 4. Nêu kết quả và ý nghĩa của nguyên phân? Nguyên phân của tế bào động vật khác tế bào thực vật ở kì cuối như thế nào? Giải thích?

Câu 5. Tế bào ung thư khác gì so với tế bào bình thường? Phân biệt khối u lành và khối u ác tính? Các cách phòng tránh ung thư?

…………

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 10 Cánh diều

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG THPT …….

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM 2022 – 2023

Môn : SINH HỌC 10

Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022 - 2023 (Sách mới)

I. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 Sinh 10

Câu 1. Thế nào là công nghệ tế bào động vật? Nêu nguyên lí và một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật.

Câu 2. Quá trình phân chia liên tiếp của một nhóm tế bào người (2n = 46) đã tạo ra tất cả 2576 NST ở thế hệ cuối cùng. Biết rằng trong quá trình này môi trường đã cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 2254 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số tế bào ban đầu và số lần phân chia của chúng lần lượt là?

Câu 3: Quá trình nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học ứng dụng của những kĩ thuật nào trong thực tiễn?

Câu 4: Vì sao sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

Câu 5 Vì sao một số cây trồng chuyển gene mang nhiều đặc tính tốt về năng suất và phẩm chất nhưng việc trồng và tiêu thụ các sản phẩm của cây trồng chuyển gene vẫn gây những tranh luận trái chiều ở nhiều nơi trên thế giới?

Câu 7: Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào?

Câu 8 Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Câu 9: Đối với những loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và khả năng tái sinh trong tự nhiên rất thấp, làm thế nào để duy trì và nhân nhanh số lượng cá thể của loài?

II. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Sinh 10

Câu 1. Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Muối dưa
B. Làm giấm
C. Làm nước mắm
D. Làm tương

Câu 2. Điểm khác nhau ở kì giữa của giảm phân I và kì giữa của nguyên phân là:

A. Kì giữa I của giảm phân các NST xếp thành 1 hàng, kì giữa nguyên phân các NST xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. Nhiễm sắc thể dãn xoắn.
C. Thoi phân bào biến mất.
D. Kì giữa I của giảm phân các NST xếp thành 2 hàng, kì giữa nguyên phân các NST xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 3. Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí khác nhau ở:

A. sản phẩm cuối cùng là ATP
B. nguyên liệu
C. diễn ra trong điều kiện có oxy hay không
D. nơi diễn ra

Câu 4. Ở ruồi giấm (2n = 8), số lượng NST trong mỗi tế bào ở kì giữa của quá trình nguyên phân là:

A. 4 NST đơn
B. 8 NST kép
C. 8 NST đơn
D. 4 NST kép

Câu 5. Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quản khô. Ví dụ trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?

A. Áp suất thẩm thấu
B. Ánh sáng
C. Độ pH
D. Độ ẩm

Câu 6. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

A. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
B. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và bộ phận bị tổn thương.
C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.
D. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

Câu 7. Một tế bào có bộ NST 2n = 78 đang thực hiện nguyên phân bình thường, số tâm động và số chromatide trong tế bào này tại kì giữa lần lượt là?

A. 39 và 78
B. 156 và 78
C. 156 và 0
D. 78 và 156

Xem thêm:  Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 8. Loại nấm được dùng để sản xuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mì, tạo sinh khối thuộc nhóm nấm nào sau đây?

A. Nấm men
B. Nấm sợi
C. Nấm nhầy
D. Nấm đảm

Câu 9. Trong một chu kì tế bào, thời gian dài nhất là kì nào?

A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì cuối

Câu 10. Vi sinh vật sinh trưởng tốt ở pH từ 6 đến 8 và ngừng sinh trưởng ở pH < 4 hoặc pH > 9 thuộc nhóm nào?

A. Ưa trung tính
B. Ưa kiềm
C Ưa acid và kiềm
D. Ưa acid

Câu 11. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:

A. Đều có một lần nhân đôi DNA.
B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
C. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
D. Đều hình thành tế bào con có bộ NST giống nhau.

Câu 12. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong, số lượng vi sinh vật giảm sút là do:

A. Thiếu enzyme để phân giải chất độc hại trong môi trường.
B. Thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất, thừa sản phẩm chuyển hóa.
C. Thừa sản phẩm chuyển hóa.
D. Thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?

A. NST chỉ di chuyển về 1 cực tế bào.
B. Phân li NST ở trạng thái đơn.
C. Phân li NST nhưng không tách tâm động.
D. Tách tâm động rồi mới phân li NST.

Câu 14. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phần hóa học và khối lượng của từng thành phần được gọi là:

A. Môi trường tổng hợp
B. Môi trường nhân tạo
C. Môi trường dùng chất tự nhiên
D. Môi trường bán tổng hợp

Câu 15. Pha sáng của quang hợp diễn ra tại:

A. màng tilacoit
B. bào tương
C. chất nền lục lạp
D. tế bào chất

Câu 16. Bộ NST của một loài là 2n = 14 (đậu Hà Lan). Có bao nhiêu phát biểu đúng?

1.Số NST ở kì đầu của nguyên phân là 14 NST kép.
2.Số tâm động ở kì giữa của nguyên phân là 14.
3.Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14 NST kép.
4.Số chromatide ở kì sau của nguyên phân là 28.

A. 1, 3
B. 1, 4
C. 1, 2, 3
D. 1, 2

Câu 17. pH môi trường có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật vì pH ảnh hưởng trực tiếp đến

A. tính thấm chọn lọc qua màng tế bào, hoạt tính enzim của vi sinh vật.
B. tính hướng sáng của vi sinh vật ưa sáng và làm phá hủy ADN.
C. áp suất thẩm thấu làm thay đổi hình dạng và kích thước tế bào.
D. cấu tạo thành và màng tế bào do đó làm chết tế bào ngay khi pH thay đổi.

Câu 18. Vi khuẩn nào dưới đây sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là CO2?

A. Trùng giày
B. Vi khuẩn nitrate hóa
C. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
D. Nấm men

Câu 19. Một nhóm tế bào sinh trứng tham gia giảm phân đã tạo ra 32 trứng. Số tế bào sinh trứng là?

A. 16
B. 32
C. 64
D. 128

Câu 20. Khi nói về quá trình làm sữa chua, một học sinh đưa ra các nhận xét sau:

1.Đây là quá trình chuyển hóa thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
2.Tác nhân thực hiện chuyển hóa là vi khuẩn lactic và vi khuẩn acetic.
3.Sữa chuyển trạng thái từ dạng lỏng sang sệt là do protein trong sữa biến tính khi pH tăng cao.
4.Vị chua của sữa là do acid lactic sinh ra trong quá trình chuyển hóa.

A. 3
B. 2
C. 1
D. 4

Câu 21. Ở gà có bộ NST lưỡng bội 2n = 78. Một hợp tử của loài này đang nguyên phân, người ta đếm được 78 NST kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Hợp tử này đang ở:

Xem thêm:  Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 10 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. Kì cuối
B. Kì sau
C. Kì giữa
D. Kì đầu

Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?

A. Chỉ có pha sáng, không có pha tối
B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau
C. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau
D. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời

Câu 23. Hình vẽ sau minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân?

A. Kì sau I
B. Kì đầu II.
C. Kì sau II
D. Kì cuối II.

Câu 24. Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào:

A. nồng độ cơ chất
B. nhu cầu năng lượng của tế bào
C. hàm lượng oxy trong tế bào
D. tỉ lệ giữa CO2/O2

Câu 25. Chu kì tế bào gồm các pha theo trình tự:

A. S – G1 – G2 – nguyên phân
B. G1 – G2 – S – nguyên phân
C. G2 – G1 – S – nguyên phân
D. G1 – S – G2 – nguyên phân

Câu 26. Một tế bào sinh tinh sau giảm phân tạo ra:

A. 1 tinh trùng (n) và 3 thể cực (n).
B. 2 tinh trùng (n) và 2 thể cực (n).
C. 3 tinh trùng (n) và 1 thể cực (n).
D. 4 tinh trùng (n).

Câu 27. Trong thời gian 200 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 2 giờ
B. 60 phút
C. 40 phút
D. 20 phút

Câu 28. Chu kì tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất?

A. Tế bào ruột
B. Tế bào gan
C. Tế bào phôi
D. Tế bào cơ

Câu 29: Để làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây?

A. Hoa hẹ.
B. Lá hẹ.
C. Rễ hẹ.
D. Thân hẹ.

Câu 30: Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là

A. làm cho NST bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
B. làm cho tế bào chất bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
C. làm cho màng nhân biến mất, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
D. làm cho các NST ngừng di chuyển, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

Câu 31: Ở hành ta 2n = 16, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là

A. 8.
B. 16.
C. 24.
D. 32.

Câu 32: Tế bào trần là loại tế bào thực vật đã được loại bỏ

A. thành tế bào.
B. nhân tế bào.
C. ti thể.
D. lục lạp.

Câu 33: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là

A. tính toàn năng của tế bào.
B. khả năng biệt hoá của tế bào.
C. khả năng phản biệt hoá của tế bào.
D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.

Câu 34: Phản biệt hóa ở tế bào động vật thường

A. dễ thực hiện hơn tế bào thực vật.
B. không thể thực hiện được.
C. khó thực hiện hơn tế bào thực vật.
D. thực hiện được ở tất cả các tế bào.

Câu 35: Ứng dụng nào sau đây của công nghệ tế bào có thể tạo được giống mới?

A. Vi nhân giống.
B. Dung hợp tế bào trần.
C. Cấy truyền phôi.
D. Nhân bản vô tính.

Câu 36: Vi nhân giống có ứng dụng nào sau đây?

A. Bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm như các cây gỗ quý, các cây có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy dịch huyền phù tế bào, chuyển gene vào tế bào thực vật.
C. Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh virus.
D. Tất cả những ứng dụng trên.

……….

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh 10

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận