Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

Bộ đề thi giữa kì 1 Lịch sử 10 năm 2022 – 2023 bao gồm 6 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu bao gồm đề thi giữa học kì 1 Sử 10 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 10 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Sử lớp 10 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 1 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 6 đề thi giữa kì 1 Lịch sử 10 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10 sách Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

TRƯỜNG THPT……….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Lịch sử 10 – Bộ sách: Chân trời sáng tạo

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hiện thực lịch sử là tất cả những

A. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.
B. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
C. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
D. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.

Câu 2. Trong nghiên cứu sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?

A. Lịch sử và logic.
B. Lịch sử và cụ thể.
C. Khách quan và toàn diện.
D. Trung thực và tiến bộ.

Câu 3. Tri thức lịch sử là tất cả

A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.
B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.
D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

Câu 4. Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?

A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?

A. Là nơi lưu giữ những tri thức lịch sử của xã hội loài người.
B. Là nguồn sử liệu đáng tin cậy nhất trong nghiên cứu lịch sử.
C. Giúp nhà sử học sáng tạo trong quá trình nghiên cứu về quá khứ.
D. Cung cấp phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học.

Câu 7. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì

A. Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học.
B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.
C. Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học.
D. tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác.

Câu 8. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?

A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.
B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?

A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.

Câu 10. Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?

A. EU.
B. UN.
C. APEC.
D. UNESCO.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?

A. Là cơ sở hình thành các di tích, di sản văn hóa.
B. Tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn các di tích, di sản.
D. Tạo nguồn lực kinh tế để bảo tồn giá trị di sản, di tích.

Câu 13. Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

A. Ấn Độ và Trung Hoa.
B. Hy Lạp và La Mã.
C. Ai Cập và Lưỡng Hà.
D. Ấn Độ và La Mã.

Câu 14. Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều được hình thành ở

A. những vùng cao nguyên.
B. các vũng vịnh ven biển.
C. lưu vực các con sông lớn.
D. vùng đồng bằng ven biển.

Câu 15. Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Ấn.
B. Sông Hằng.
C. Sông Ti-grơ.
D. Sông Nin.

Câu 16. Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

A. chữ Hán.
B. chữ La-tinh.
C. chữ hình nêm.
D. chữ tượng hình.

Câu 17. Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?

A. Trị thủy, làm thủy lợi.
B. Thống nhất lãnh thổ.
C. Chống giặc ngoại xâm.
D. Mở rộng buôn bán.

Câu 18. Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ – trung đại là

A. người Hán.
B. người Mãn.
C. người Thái.
D. người Mông Cổ.

Câu 19. Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là

A. sử thi.
B. thơ.
C. kinh kịch.
D. tiểu thuyết.

Câu 20. Tính chất của nhà nước Trung Quốc cổ – trung đại là

A. nhà nước chuyên chế tập quyền.
B. nhà nước chuyên chế tản quyền.
C. nhà nước chiếm hữu nô lệ.
D. nhà nước dân chủ cổ đại.

Câu 21. Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ – trung đại đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Là cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông cổ – trung đại.
B. Là đặc trưng cho toàn bộ văn minh phương Đông thời trung đại.
C. Chứng tỏ sự hòa tan của văn hóa Trung Hoa với văn hóa bên ngoài.
D. Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.

Xem thêm:  Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Toán 10 năm 2022 - 2023 (Sách mới)

Câu 22. Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây?

A. Phật giáo, Đạo giáo.
B. Phật giáo, Hin-đu giáo.
C. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
D. Phật giáo, Hồi giáo.

Câu 23. Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào?

A. Đông Bắc Á.
B. Trung Đông.
C. Đông Nam Á.
D. Tây Á.

Câu 24. Đặc điểm nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ – trung đại là có tính

A. hiện thực, uyển chuyển, sinh động.
B. hiện thực, mang đậm màu sắc tôn giáo.
C. dân tộc, thể hiện rõ quan điểm sống.
D. quốc tế, phong cách nghệ thuật độc đáo.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây để phân biệt văn hoá và văn minh.

VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

…………………………………………………

…………………………………………………….

ĐẶC ĐIỂM

– Bề dày …………………………………….

– Có tính ……………………………………

– Bề dày ………………………………………

– Có tính ……………………………………..

MỐI QUAN HỆ

– ………………………………………… ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì ………………………………………….. ra đời

– ………………………..là quá trình tích luỹ những sáng tạo ……………………………………ra đời sẽ thúc đẩy ……………………….. phát triển.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-A

5-D

6-D

7-B

8-B

9-D

10-D

11-A

12-A

13-B

14-C

15-D

16-D

17-A

18-A

19-B

20-A

21-D

22-B

23-C

24-B

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

– Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

– Nhiệm vụ của sử học:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

Câu 2 (2,0 điểm):

VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

– Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo từ khi xuất hiện cho đến nay.

– Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

ĐẶC ĐIỂM

– Bề dày: xuất hiện đồng thời cùng với lịch sử loài người.

– Có tính dân tộc

– Bề dày: xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn phát triển cao (thường là khi nhà nước và và chữ viết ra đời)

– Có tính quốc tế

MỐI QUAN HỆ

– Văn hóa ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.

– Văn minh là quá trình tích luỹ những sáng tạo văn hóa. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

bo de thi giua hoc ki 1 mon lich su lop 10 nam 2022 2023 sach moi

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10 sách Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

TRƯỜNG THPT……….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Lịch sử 10 – Bộ sách: Chân trời sáng tạo

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hiện thực lịch sử là tất cả những

A. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.
B. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
C. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
D. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.

Câu 2. Trong nghiên cứu sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?

A. Lịch sử và logic.
B. Lịch sử và cụ thể.
C. Khách quan và toàn diện.
D. Trung thực và tiến bộ.

Câu 3. Tri thức lịch sử là tất cả

A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.
B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.
D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

Câu 4. Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?

A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?

A. Là nơi lưu giữ những tri thức lịch sử của xã hội loài người.
B. Là nguồn sử liệu đáng tin cậy nhất trong nghiên cứu lịch sử.
C. Giúp nhà sử học sáng tạo trong quá trình nghiên cứu về quá khứ.
D. Cung cấp phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học.

Câu 7. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì

A. Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học.
B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.
C. Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học.
D. tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác.

Câu 8. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?

A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.
B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?

A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.

Câu 10. Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?

A. EU.
B. UN.
C. APEC.
D. UNESCO.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?

A. Là cơ sở hình thành các di tích, di sản văn hóa.
B. Tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn các di tích, di sản.
D. Tạo nguồn lực kinh tế để bảo tồn giá trị di sản, di tích.

Xem thêm:  Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022 - 2023 (Sách mới)

Câu 13. Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

A. Ấn Độ và Trung Hoa.
B. Hy Lạp và La Mã.
C. Ai Cập và Lưỡng Hà.
D. Ấn Độ và La Mã.

Câu 14. Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều được hình thành ở

A. những vùng cao nguyên.
B. các vũng vịnh ven biển.
C. lưu vực các con sông lớn.
D. vùng đồng bằng ven biển.

Câu 15. Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Ấn.
B. Sông Hằng.
C. Sông Ti-grơ.
D. Sông Nin.

Câu 16. Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

A. chữ Hán.
B. chữ La-tinh.
C. chữ hình nêm.
D. chữ tượng hình.

Câu 17. Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?

A. Trị thủy, làm thủy lợi.
B. Thống nhất lãnh thổ.
C. Chống giặc ngoại xâm.
D. Mở rộng buôn bán.

Câu 18. Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ – trung đại là

A. người Hán.
B. người Mãn.
C. người Thái.
D. người Mông Cổ.

Câu 19. Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là

A. sử thi.
B. thơ.
C. kinh kịch.
D. tiểu thuyết.

Câu 20. Tính chất của nhà nước Trung Quốc cổ – trung đại là

A. nhà nước chuyên chế tập quyền.
B. nhà nước chuyên chế tản quyền.
C. nhà nước chiếm hữu nô lệ.
D. nhà nước dân chủ cổ đại.

Câu 21. Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ – trung đại đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Là cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông cổ – trung đại.
B. Là đặc trưng cho toàn bộ văn minh phương Đông thời trung đại.
C. Chứng tỏ sự hòa tan của văn hóa Trung Hoa với văn hóa bên ngoài.
D. Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.

Câu 22. Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây?

A. Phật giáo, Đạo giáo.
B. Phật giáo, Hin-đu giáo.
C. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
D. Phật giáo, Hồi giáo.

Câu 23. Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào?

A. Đông Bắc Á.
B. Trung Đông.
C. Đông Nam Á.
D. Tây Á.

Câu 24. Đặc điểm nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ – trung đại là có tính

A. hiện thực, uyển chuyển, sinh động.
B. hiện thực, mang đậm màu sắc tôn giáo.
C. dân tộc, thể hiện rõ quan điểm sống.
D. quốc tế, phong cách nghệ thuật độc đáo.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây để phân biệt văn hoá và văn minh.

VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

…………………………………………………

…………………………………………………….

ĐẶC ĐIỂM

– Bề dày …………………………………….

– Có tính ……………………………………

– Bề dày ………………………………………

– Có tính ……………………………………..

MỐI QUAN HỆ

– ………………………………………… ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì ………………………………………….. ra đời

– ………………………..là quá trình tích luỹ những sáng tạo ……………………………………ra đời sẽ thúc đẩy ……………………….. phát triển.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-A

5-D

6-D

7-B

8-B

9-D

10-D

11-A

12-A

13-B

14-C

15-D

16-D

17-A

18-A

19-B

20-A

21-D

22-B

23-C

24-B

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

– Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

– Nhiệm vụ của sử học:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

Câu 2 (2,0 điểm):

VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

– Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo từ khi xuất hiện cho đến nay.

– Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

ĐẶC ĐIỂM

– Bề dày: xuất hiện đồng thời cùng với lịch sử loài người.

– Có tính dân tộc

– Bề dày: xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn phát triển cao (thường là khi nhà nước và và chữ viết ra đời)

– Có tính quốc tế

MỐI QUAN HỆ

– Văn hóa ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.

– Văn minh là quá trình tích luỹ những sáng tạo văn hóa. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

bo de thi giua hoc ki 1 mon lich su lop 10 nam 2022 2023 sach moi

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10 sách Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 10

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Lịch sử là tất cả những gì

A. đang diễn ra ở hiện tại.
B. đã diễn ra trong quá khứ.
C. sẽ xảy ra trong tương lai.
D. do con người tưởng tượng ra.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu của sử học?

A. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
B. Quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người.
C. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.
D. Quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn nhân loại.

Câu 3. Nguyên tắc nào quan trọng nhất khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan.
B. Nhân văn.
C. Tiến bộ.
D. Trung thực.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Giáo dục con người về tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
C. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
D. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước và nhân loại.

Câu 5. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.
B. Tham quan, điền dã.
C. Xem phim tài liệu, lịch sử.
D. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
B. Cho biết về quá trình biến đổi của môi trường sinh thái qua thời gian.
C. Cung cấp thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn quê hương, đất nước.
D. Cung cấp tri thức về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Học tập, tìm hiểu lịch sử đưa lại cho ta những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
B. Lịch sử là môn học rất khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
C. Kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng tương lai.
D. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần khám phá.

Câu 8. Kết nối lịch sử với cuộc sống là việc: sử dụng tri thức lịch sử để

A. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
B. thay đổi quá khứ và dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
C. điều chỉnh hành động cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại.
D. sưu tầm, giải thích và làm sáng tỏ các nguồn sử liệu truyền khẩu.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của sử học.
B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.
C. Làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
D. Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.

Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều

Câu 10. Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
B. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.
C. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.
D. Thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế – xã hội.

Câu 11. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.
C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 12. Để xác định giá trị của khu danh thắng Tràng An, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

A. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,…
B. Văn học, Triết học, Tâm lí học, xã hội học,…
C. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học,…
D. Toán học, Hoá học, Vật lí học,…

Câu 13. Sử học là một khoa học có tính liên ngành, vì sử học

A. là môn khoa học cơ bản, chi phối toàn bộ các môn khoa học khác.
B. nghiên cứu về đời sống của loài người với nhiều lĩnh vực khác nhau.
C. là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội.
D. nghiên cứu về quá trình vận động và phát triển của toàn bộ sinh giới.

Câu 14. Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Truyền hình và phát thanh.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Chế biến thực phẩm.
D. Thể thao mạo hiểm.

Câu 15. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
D. Thường xuyên tu bổ và hiện đại hóa di sản.

Câu 16. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

A. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
B. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 17. Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngành du lịch?

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.
B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.
D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

Câu 19. Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. đền Pác-tê-nông.
B. hệ số thập phân.
C. hệ chữ cái La-tinh.
D. lăng Ta-giơ Ma-han.

Câu 20. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào dưới đây?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
B. Đạo giáo và Nho giáo.
C. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
D. Bà La Môn giáo và Nho giáo.

Câu 21. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là biểu tượng của văn minh Trung Hoa thời kì cổ – trung đại?

A. Lâu đài thành Đỏ.
B. Đại bảo tháp San-chi.
C. Vạn lí trường thành.
D. Thánh địa Mỹ Sơn.

Câu 22. Tục ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại xuất phát từ

A. sự mách bảo của thần Mặt Trời (Ra).
B. lễ nghi bắt buộc trong Tô-tem giáo.
C. niềm tin vào sự bất tử của linh hồn.
D. mệnh lệnh của các Pha-ra-ông.

Câu 23. Các công trình kiến trúc của cư dân Ấn Độ thời cổ – trung đại có điểm gì nổi bật?

A. Đều được tạc từ các tảng đá nguyên khối.
B. Quy mô nhỏ bé và trang trí giản đơn.
C. Gỗ là nguyên liệu xây dựng chủ yếu.
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.

Câu 24. Con đường thương mại khởi đầu từ Trung Hoa, đi qua khu vực Trung Á, tới Địa Trung Hải và châu Âu được gọi là

A. “Con đường xạ hương”.
B. “Con đường tơ lụa”.
C. “Con đường gốm sứ”.
D. “Con đường tơ lụa”.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.

Câu 2 (2,0 điểm): Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-A

4-D

5-D

6-C

7-B

8-A

9-B

10-A

11-B

12-A

13-B

14-A

15-C

16-C

17-C

18-C

19-B

20-A

21-C

22-C

23-D

24-B

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Lưu ý:

– Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.

– Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

* Một số ví dụ tham khảo:

– Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học tự nhiên: trong tác phẩm “Chiếc nút áo của Napoleon – 17 phân tử thay đổi lịch sử”, bằng những hiểu biết khoa học về nguyên tố thiếc (Sn), hai tác giả Penny Le Couteur và Jay Burreson đã đưa ra một cách luận giải, một nhận thức lịch sử thú vị về nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân do Napoleon chỉ huy khi tiến quân xâm lược nước Nga (vào năm 1812). Theo hai tác giả này: nút áo của đội quân hơn 700.000 người do Napoleon chỉ huy đều được làm từ bằng thiếc. Tuy nhiên, thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C. Trong khi đó, nhiệt độ -30°C lại là nền nhiệt bình thường của mùa đông ở Nga. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân của Napoleong ngày càng suy yếu và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.

– Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học xã hội và nhân văn: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:

+ Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…

+ Giá trị văn học: Bình Ngô Đại cáo là một văn bản chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.

+ Giá trị tư tưởng: Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm):

* So sánh khái niệm văn minh, văn hóa (Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm)

Văn hóa

Văn minh

Giống nhau

– Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

Khác nhau

Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay

Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

* Ví dụ: (Mỗi ví dụ đúng được 0,25 điểm)

– Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).

Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).

+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

* Lưu ý:

Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.

– Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

bo de thi giua hoc ki 1 mon lich su lop 10 nam 2022 2023 sach moi 1

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Sử 10

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận