Địa lí 6 Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 6 Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

Giải Địa lí lớp 6 Bài 6: Thủy quyển, Vòng tuần hoàn nước, Nước ngầm, băng hà giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Địa lí 6 trang 166, 167, 168, 169 sách Chân trời sáng tạo.

Qua đó, giúp các em kể được các thành phần của thủy quyển, mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 16 Chương 5: Nước trên trái đất Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Phần Nội dung bài học

I. Thủy triều, thành phần chủ yếu của thủy triều

❓Dựa vào hình 16.1 em hãy nêu và so sánh:

  • Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở bán cầu Bắc
  • Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở bán cầu Nam

Hình 16.1

Trả lời:

So sánh:

  • Lục địa: Tại bán cầu Bắc lục địa ( 39,24%) chiếm tỉ lệ % cao hơn ở cực Nam ( 19,0%) và cao hơn 20,4%
  • Đại dương: Tạo bán cầu Bắc đại dương ( 60,6%) chiếm tỉ lệ % thấp hơn ở cực Nam(81,0%) và thấp hơn 20,4%
Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 8: Thực hành xác định phương hướng ngoài thực tế

So sánh:

  • Tại bán cầu Nam, tỉ lệ lục địa thấp hơn tỉ lệ đại dương và thấp hơn 62%

❓Quan sát hình 16.2 và đọc thông tin trong bài em hãy cho biết nước có từ đâu?

Hình 16.2

Trả lời:

Nước có ở: băng tuyết trên đỉnh núi, mây, hồ, sông, đại dương, dòng chảy ngầm, hơi nước trong khí quyển

II. Vòng tuần hoàn nước

❓Quan sát hình 16.3 và đọc thông tin trong bài, em hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

Hình 16.3

Trả lời:

Vòng tuần hoàn lớn của nước:

  • Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, đại dương dưới tác động của nhiệt độ bốc hơi lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây
  • Mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa
  • Một phần mưa bay hơi ngay và trở lại khí quyển, phần còn lại rơi xuống biển trở thành nước mặt hoặc ngấm vào đất thành nước ngầm, ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết
  • Nước ngấm và đọng lại về lại biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi,…

III. Nước ngầm và băng hà

❓Quan sát hình 16.4 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

  • So sánh tỉ lệ giữa nước mặn và nước ngọt trên trái đất
  • Cho biết tỉ lệ nước ngầm trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất
  • Nêu tầm quan trọng của nước ngầm
Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

Hình 16.4

Trả lời:

  • Tỉ lệ nước mặn chiếm phần trăm gần như tuyệt đối lên tới 97,5 % trong khi nước ngọt chỉ chiếm 2,55
  • Tỉ lệ nước ngầm chiếm 30,1 % trong tổng lượng nước ngọt trên trái đất thấp hơn tỉ lệ lượng nước trên đỉnh núi băng và sông băng ( 68,7%) là 38,6%.
  • Tầm quan trọng của nước ngầm: cung cấp nguồn nước cho sông hồ, nước cho sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, là nguồn nước ngọt quan trọng cho toàn thế giới.

❓Quan sát hình 16.4, hình 16.5 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

  • Kể tên những nơi có băng hà.
  • Xác định tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất.
  • Nêu tầm quan trọng của băng hà.

Hình 16.5

Trả lời:

– Kể tên những nơi có băng hà là

  • Nam cực, Bắc cực.
  • Các dãy núi vùng ôn đới và các đảo ở vùng vĩ độ cao.
  • Các dãy núi cao giữa hai vĩ tuyến 350Bắc và Nam,…

– Tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất chiếm tới 68,7%.

– Nêu tầm quan trọng của băng hà:

  • Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở miền ôn đới hay các con sông bắt nguồn từ núi cao.
  • Là nguồn dự trữ, cung cấp nước ngọt và nguồn thủy năng,…

Phần Luyện tập – Vận dụng

Luyện tập

1. Hãy kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển

2. Hãy tìm ví dụ cho thấy nước ngầm có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước

Xem thêm:  Lịch sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

Trả lời:

1.Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: nước trong các biển, đại dương, trên lục địa ( sông, hồ, băng, tuyết, nước ngầm,…) và hơi nước trong khí quyển

2. Nước ngầm có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước ở chỗ nước ngầm do nước trên bề mặt đất, mưa, băng tuyết tan và sông hồ thấm xuống đất tạo thành các mạch nước ngầm, theo dòng chảy ra đại dương, hồ, sông từ đó dưới tác động mặt trời mà bốc hơi tạo thành mây ngưng tụ thành mưa

Vận dụng

Nguồn nước ngọt hiện nay bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ngọt hay ở địa phương em

Trả lời:

Ở địa phương em, nguồn nước ngọt hiện nay bị ô nhiễm nặng nề là do rác thải, rác sinh hoạt của người dân hoặc do nhà máy chưa qua xử lí xả thải trực tiếp ra môi trường.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận