Địa lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Giải Địa lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản trên bản đồ là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi phần luyện tập vận dụng được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Địa lý 6 trang 106 sách Cánh diều giúp các em hiểu được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới và các kí hiệu trên bản đồ. Soạn Địa lí 6 bài 2 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn: Các yếu tố cơ bản của bản đồ, mời các bạn cùng tải tại đây.

Phần mở đầu

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái đất. Hiện nay, bản đồ đang trở thành phương tiện được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày, trong điều hành công việc của các công ty, trong quản lí xã hội của các quốc gia,… Bản đồ không giống bức tranh vẽ, cũng không phải là một ảnh chụp. Vậy bản đồ có các yếu tố cơ bản nào?

Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 8: Thực hành xác định phương hướng ngoài thực tế

Phần nội dung bài học

Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Câu hỏi Địa lí 6 trang 107

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy nhận xét về diện tích đảo Grin-len so với lục địa Nam Mỹ.

dia li 6 bai 2 cac yeu to co ban cua ban do

dia li 6 bai 2 cac yeu to co ban cua ban do 1

Hướng dẫn giải

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em thấy:

  • Ở hình 2.2 khi phép chiếu bản đồ có dạng các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng thì diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn không đáng kể so với lục địa Nam Mỹ.
  • Ở hình 2.3 khi phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng thì t thấy diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn rất nhiều so với lục địa Nam Mỹ.

Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

Câu hỏi Địa lí 6 trang 109

?Quan sát hình 2.6A và hình 2.6B, hãy cho biết yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải nào.

dia li 6 bai 2 cac yeu to co ban cua ban do 2

?Quan sát hình 2.7, hãy cho biết trên hình đã sử dụng các loại kí hiệu nào và các dạng kí hiệu nào, lấy ví dụ.

dia li 6 bai 2 cac yeu to co ban cua ban do 3

Hướng dẫn giải

Theo em, yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải 2.6A

Trên hình 2.7 đã sử dụng các loại kí hiệu và dạng kí hiệu:

  • Các loại kí hiệu:
    • kí hiệu điểm: cảng, trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
    • kí hiệu đường: đường sắt, đường ô tô
    • kí hiệu diện tích: Bãi cát ướt, bãi lầy…
  • Các dạng kí hiệu:
    • kí hiệu chữ: chợ, khu vui chơi giải trí, khách sạn
    • kí hiệu tượng hình: Đền, chùa; nhà thờ, bến xe, bệnh viện…

Tỉ lệ bản đồ

Tỉ lệ bản đồ là gì?

Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu hỏi Địa lí 6 trang 109:

Quan sát hình 2.8 hãy cho biết có bao nhiêu cách để thể hiện tỉ lệ bản đồ. Đó là những cách nào?

dia li 6 bai 2 cac yeu to co ban cua ban do 4

Gợi ý trả lời

Quan sát hình 2.8, ta thấy có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ. Đó là

  • Tỉ lệ số
  • Tỉ lệ thước
  • Tỉ lệ chữ

Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ

Câu hỏi Địa lí 6 trang 110:

Dựa vào hình 2.9, hãy tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.

Gợi ý trả lời

Tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc trăng

Lần lượt thực hiện các bước như hướng dẫn ở sgk ta đo được: 2,45cm.

Với 1cm tren bản đồ = 20km trên thực địa => Từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng dài: 20 x 2,45 = 49 (km).

Phương hướng trên bản đồ

Quan sát hình 2.12 và hình 2.13, hãy cho biết các hướng của OA, OB, OC và OD có trong mỗi hình.

dia li 6 bai 2 cac yeu to co ban cua ban do 5

Gợi ý trả lời

Quan sát H 2.12 ta thấy:

  • OA hướng bắc
  • OB hướng Đông
  • OC hướng Nam
  • OD hướng Tây

Quan sát H2.13 ta thấy:

  • OA hướng Đông Nam
  • OB hướng tây nam
  • OC hướng Bắc
  • OD hướng Đông Bắc

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả địa cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng hơn?

Gợi ý trả lời

Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả địa cầu và bản đồ, theo em quả địa cầu thể hiện đúng hơn.Vì Trái Đất là hình cầu, nên ta sử dụng quả Địa Cầu để thể hiện thì bề mặt Trái Đất sẽ ít bị biến dạng nhất, đúng nhất.

Câu 2

Dựa vào các tỉ lệ sau: 1 : 100 000 và 1 : 9 000 000, hãy cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ở mỗi tỉ lệ.

Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 4: Lược đồ trí nhớ

Gợi ý trả lời

  • Với tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 1km trên thực địa
  • Với tỉ lệ 1 : 9 000 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 90km trên thực địa

Câu 3

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy cho biết hình nào có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ?

Gợi ý trả lời

Trong hai hình 2.2 và hình 2.3 thì hình 2.2 có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.

Câu 4

Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phòng là khoảng 120km. Trên một bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 10 cm. Vậy bản đồ có tỉ lên bao nhiêu?

Gợi ý trả lời

Ta có:

10 cm trên bản đồ ứng với 120km trên thực địa

Vậy 1cm trên bản đồ ứng với: 120 : 10 = 12 (km thực địa)

=> Vậy tỉ lệ bản đồ là: 1 : 1 200 000

Lý thuyết Các yếu tố cơ bản của bản đồ

1. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

– Khi vẽ bản đồ, để chuyển bề mặt cong của Trái Đất sang mặt phẳng phải thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên quả Địa Cầu rồi chuyển lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.

– Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.

– Với mỗi phép chiếu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm khác nhau.

2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

– Kí hiệu bản đồ:

+ 3 loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

+ 3 dạng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

– Chú giải bản đồ: gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

– Đối với bản đồ địa hình: sử dụng đường đồng mức/thang màu để thể hiện địa hình trên bề mặt Trái Đất.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận