Gợi ý đáp án Mô đun 4 môn Tiếng Việt Tiểu học

Photo of author

By THPT An Giang

Gợi ý đáp án Mô đun 4 môn Tiếng Việt Tiểu học mang đến đáp án cho 6 câu hỏi tương tác và 20 câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt. Nó giúp các thầy cô nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 4 của họ.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Tự nhiên và xã hội, Công nghệ để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 4 của mình đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của THPT An Giang.

Đáp án Mô đun 4 môn Tiếng Việt Tiểu học đầy đủ

Câu hỏi tương tác Module 4 môn Tiếng Việt

Vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt

Câu hỏi: Từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, Thầy/ Cô hãy chia sẻ về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt. Có thể sử dụng chung một kế hoạch dạy học cho nhiều khối lớp, nhiều năm, nhiều giáo viên được không?

Trả lời:

  • Xây dựng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho việc thực hiện thành công mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học. Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt giúp giáo viên có phương hướng phấn đấu, có kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho cả năm học nhằm đạt mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt trong điều kiện cụ thể của nhà trường. Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt càng có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hoá chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà chương trình đặt ra.
  • Không thể sử dụng chung một kế hoạch dạy học cho nhiều khối lớp, nhiều năm, nhiều giáo viên được. Vì mỗi khối lớp, mỗi năm học có điều kiện thực hiện, tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục cũng như giải pháp và cách tổ chức thực hiện là không giống nhau.

Nguyên tắc xây dựng Kế hoạch môn học

Câu hỏi: Chọn các đáp án đúng

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn trong xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt bao gồm những nội dung nào?

Các đáp án đúng:

  • Phù hợp môi trường giáo dục; đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
  • Đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp thống nhất, đồng bộ, giữa Hiệu trưởng, tổ chuyên môn và giáo viên.
  • Tạo được sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng…
  • Phù hợp với trình độ, đặc điểm HS
Xem thêm:  Cách ghi nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 22

Các chủ đề, nội dung được sử dụng để đạt chuẩn

Câu hỏi: Trả lời câu hỏi

Dựa vào những hiểu biết về cấu trúc của Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, Thầy/Cô hãy tự xây dựng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo cấu trúc đó.

Trả lời:

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

  • CT môn Tiếng Việt, SGK Tiếng Việt được sử dụng tại nhà trường, các SGK Tiếng Việt khác có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt
  • Kế hoạch thời gian thực hiện CT môn Tiếng Việt của nhà trường
  • Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện môn học của các cấp có thẩm quyền,…

II. Điều kiện thực hiện môn học

  • Đội ngũ GV
  • Đặc điểm đối tượng HS
  • Nguồn học liệu
  • Thiết bị DH
  • Phòng học (nếu có)
  • GD địa phương
  • An toàn giao thông
  • Chủ đề hoạt động GD tập thể
  • Nội dung thực hiện GV liên môn,…

III. Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt

Dưới đây là một trong những cách trình bày KHDH môn Tiếng Việt:

Tuần, tháng Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung Ghi chú
Chủ đề/mạch nội dung Tên bài học Tiết/thời lượng

IV. Tổ chức thực hiện

  1. Giáo viên phụ trách
  2. Tổ trưởng (khối trưởng)
  3. Tổ trưởng Hiệu trưởng

Quy trình xây dựng Kế hoạch dạy học môn học

Câu hỏi: Trả lời câu hỏi

Hãy cùng nhìn lại quy trình xây dựng KHDH dưới đây, Thầy/ Cô đã thực hiện những bước nào sau đây?

A. Phân tích các văn bản pháp quy, hướng dẫn
B. Phân tích đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đối tượng HS
C. Xây dựng tổng thể KHDH môn Tiếng Việt
D. Hoàn thiện và phê duyệt văn bản KHDH môn Tiếng Việt

Trả lời:

  • (1): Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện:
    • Nghiên cứu CT môn Tiếng Việt; nghiên cứu SGK môn Tiếng Việt sử dụng tại trường, các SGK Tiếng Việt khác có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt để chọn các nội dung phù hợp, thực hiện tích hợp, bổ sung, xây dựng chủ đề dạy học đưa vào KHDH môn Tiếng Việt.
    • Nghiên cứu kế hoạch thời gian thực hiện CT các môn học, hoạt động GD của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học, hoạt động GD của các cấp có thẩm quyền và các quy định khác có liên quan của Hiệu trưởng nhà trường (nếu có).
  • (2): Tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho GV trong tổ xây dựng dự thảo KHDH môn Tiếng Việt; tổng hợp xây dựng dự thảo KHDH môn Tiếng Việt theo khối lớp; tổ chức trao đổi, thảo luận giữa các thành viên tổ chuyên môn về dự thảo kế hoạch; hoàn thiện dự thảo kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt theo khối lớp.
  • (3): GV chủ động nghiên cứu CT, SGK và các nội dung liên quan khác; tìm hiểu về đặc điểm đối tượng HS gồm: các đặc điểm về vùng miền; hoàn cảnh gia đình HS; chất lượng học tập lớp dưới (dựa vào hồ sơ bàn giao chất lượng Giáo dục)…; lập KHDH môn Tiếng Việt ở khối lớp mình được phân công, phù hợp điều kiện thực tiễn.
  • (4): Tổ chuyên môn xác định những bài học/ chủ đề có nội dung cần điều chỉnh, bổ sung (nếu có); tổ chức xây dựng KHDH môn Tiếng Việt; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung KHDH.
Xem thêm:  Đáp án trắc nghiệm Mô đun 6 THCS

Quy trình xây dựng Kế hoạch bài dạy

Câu hỏi: Trả lời câu hỏi

Dựa vào kinh nghiệm thực tế, Thầy/Cô hãy thử đề xuất một quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt áp dụng tại đơn vị mình đang công tác.

Trả lời:

  1. Phân tích bài học Tiếng Việt sẽ được thiết kế kế hoạch
  2. Tiến hành xây dựng Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt
    • Xác định yêu cầu cần đạt và viết mục tiêu bài học
    • Xác định nội dung dạy học trọng tâm, sắp xếp nội dung hướng vào phát triển năng lực
  3. Thiết kế các hoạt động học tập nhằm chuyển tải nội dung bài học và hướng vào phát triển được các năng lực
    • Khởi động
    • Khám phá
    • Luyện tập
    • Vận dụng
  4. Thiết kế những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ cho từng hoạt động; thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập theo quá trình
  5. Điều chỉnh Kế hoạch bài dạy sau khi dạy học

Phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học môn Tiếng Việt

Câu hỏi: Trả lời câu hỏi

Dựa vào việc tự xây dựng KHDH và theo dõi ví dụ minh họa, Thầy/ cô rút ra kinh nghiệm gì về việc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt cấp tiểu học?

Trả lời: Một số kinh nghiệm về xây dựng KHD:

  1. Viết mục tiêu: Căn cứ vào yêu cầu cần đạt, bài học hoặc chủ đề học tập xác định học sinh hình thành được những năng lực chuyên môn về đọc, viết, nói và nghe; kiến thức văn học; kiến thức tiếng Việt. Thông qua bài học, dựa vào ngữ liệu hình thành cho học sinh phẩm chất gì một cách tường minh. Thông qua các hoạt động dạy học được triển khai học sinh hình thành những năng lực chung nào.

  2. Tùy tình hình thực tế học sinh, GV xây dựng các hoạt động học tập cho học sinh (khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng) Tùy theo bài, có thể vừa luyện tập vừa khám phá. Hoạt động phải hướng đến hoạt động của học sinh. Tổ chức cho học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua làm việc. Từ hoạt động học học sinh hình thành năng lực cho bản thân.

  3. Đánh giá lại KHDH là hoạt động cần thiết. Nghiêm túc nhìn nhận lại những thất bại với vai trò của một “đạo diễn” thì lần tổ chức sau sẽ hiệu quả hơn.

Đáp án 20 câu trắc nghiệm Mô đun 4 môn Tiếng Việt

Câu 1:

Chọn đáp án đúng
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học có mối quan hệ như thế nào với chương trình GDPT?

Chương trình môn Tiếng Việt là sự cụ thể hóa chương trình GDPT ở một môn học và một cấp học. ✔️

Câu 2:

Chọn đáp án đúng
Trong chương trình GDPT 2018, thời lượng dành cho môn Tiếng Việt giống hoặc khác như thế nào so với chương trình GDPT 2006?

Số tiết bằng nhau nhưng chương trình GDPT 2018 dành nhiều tiết cho lớp 1, lớp 2 hơn. ✔️

Câu 3:

Đối tượng đánh giá trong môn Tiếng Việt là gì?

Xem thêm:  Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024

Các yêu cầu về kết quả và quá trình học Tiếng Việt của học sinh. ✔️

Câu 4:

Để đánh giá năng lực đặc thù của học sinh trong môn Tiếng Việt, nội dung nào dưới đây được coi là quan trọng nhất?

Sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. ✔️

Câu 5:

Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt của nhà trường?

Là người trực tiếp xây dựng kế hoạch. ✔️

Câu 6:

Khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, bước ” phân tích đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh” vận dụng các phương pháp giáo dục định hướng chung nào?

Dạy học phân hóa. ✔️

Câu 7:

Tiêu chuẩn nào dưới đây không dùng để đánh giá một kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt (kế hoạch năm học)?

Phù hợp với kế hoạch của từng buổi học cụ thể. ✔️

Câu 8:

Khi đánh giá kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, cần chú ý những tiêu chí đặc thù nào của môn học?

Phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn ở tiểu học. ✔️

Câu 9:

Nhận định nào dưới đây là đúng

Kế hoạch bài dạy chính là một bản tóm tắt chi tiết nội dung một bài trong SGK Tiếng Việt. ✔️

Câu 10:

Phần mục tiêu trong kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt cần thể hiện những năng lực đặc thù nào?

Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. ✔️

Câu 11:

Việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo định hướng phát triển, phẩm chất, năng lực được thực hiện theo tiến trình nào dưới đây?

Khởi động – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng. ✔️

Câu 12:

Khi phân tích bài sẽ dạy để chuẩn bị xây dựng kế hoạch bài dạy Tiếng Việt, giáo viên chưa cần trả lời câu hỏi nào dưới đây?

Cần sử dụng những kĩ thuật dạy học cụ thể nào để tổ chức giờ học. ✔️

Câu 13:

Để chuẩn bị xây dựng kế hoạch bài dạy Tiếng Việt, giáo viên cần tìm hiểu những thông tin nào dưới đây?

Những kiến thức, kỹ năng học sinh đã có liên quan tới nội dung bài học sẽ dạy. ✔️

Câu 14:

Khi xác định mục tiêu của một bài dạy Tiếng Việt cụ thể, chưa cần trả lời câu hỏi nào dưới đây?

Học sinh đã biết gì về liên quan tới nội dung bài học sẽ dạy. ✔️

Câu 15:

Ý nào dưới đây thể hiện đúng và đủ vai trò của bước khởi động trong một bài học Tiếng Việt?

Làm cho giờ học trở nên sôi động, tạo tâm thế học tập tích cực cho học sinh. ✔️

Câu 16:

Bước vận dụng trong quy trình tổ chức một bài dạy Tiếng Việt có nhiệm vụ nào dưới đây?

Giúp học sinh vận dụng những điều đã học để nhận thức, giải quyết những tình huống có thực trong đời sống. ✔️

Câu 17:

Theo các thầy, cô nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt vừa là một bản kế hoạch hoạt động của giáo viên, vừa là phương tiện giúp cán bộ quản lí chỉ đạo chuyên môn học cách căn bản, nhằm hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục môn Tiếng Việt của nhà trường. ✔️

Câu 18:

Sản phẩm của bước hoàn thiện và phê duyệt văn bản kế hoạch giáo dục môn Tiếng Việt là gì?

Bản kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt đã được phê duyệt. ✔️

Câu 19:

Sản phẩm của bước phân tích đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh là gì?

Bản báo cáo phân tích thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội trong dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh. ✔️

Câu 20:

Theo các thầy cô nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Nếu mua được một cuốn sách thiết kế tốt thì giáo viên không cần phải xây dựng kế hoạch bài dạy Tiếng Việt cho riêng mình. ❌

Đăng bởi: THPT An Giang
Chuyên mục: Học Tập