KHTN Lớp 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Giải KHTN 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo để trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 168, 169, 170.

Qua đó, còn giúp các em học sinh lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác, nêu được định luật bảo toàn năng lượng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 48 Chương IX: Năng lượng. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Phần mở đầu

❓Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?

Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

Trả lời:

Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng này làm tay ta ấm lên.

Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang năng lượng âm thanh.

I. Chuyển hóa năng lượng

Câu 1

❓Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 48.2). Vẽ sơ đồ chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng (còn được gọi là sơ đồ dòng năng lượng) của đèn pin?

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Hình 48.2

Trả lời:

Các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn được bật sáng là: điện năng, quang năng.

Sơ đồ chuyển hóa năng lượng: Hóa năng -> Điện năng -> Quang năng.

Câu 2

❓Hình 48.3 mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác.

a) Tên ba dạng năng lượng đó là gì?

b) Nêu thêm một thiết bị điện biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.

Hình 48.3

Trả lời:

a) Ba dạng năng lượng đó là: Động năng, nhiệt năng, năng lượng âm.

b) Các thiết bị điện biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác là:

+ Bóng đèn: biến đổi điện năng thành quang năng và nhiệt năng.

+ Quạt điện: biến đổi điện năng thành cơ năng.

….

Câu 3

❓Hóa năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?

Trả lời:

Hóa năng có thể chuyển hóa thành: điện năng, thế năng, động năng, nhiệt năng, ánh sáng, âm.

Câu 4

❓Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ hoặc cụm từ trong khung thích hợp với các khoảng trống, được đánh số thứ tự từ (1) đến (6).

a) Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành ___(1)___ giúp ta đạp xe.

b) Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa thành ___(2)___ và ___(3)___

c) Hóa năng trong nhiên liệu (xăng, dầu, ) khi đốt cháy được chuyển hóa thành ___(4)___, ___(5)___ và ___(6)___ của máy bay, tàu hỏa.

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Trả lời:

(1) – động năng (2) – nhiệt năng (3) – năng lượng ánh sáng

(4) – động năng (5) – điện năng (6) – thế năng

Hoạt động: Ống chỉ biết lăn

Thực hiện:

  • Quấn một dây cao su xung quanh que tăm và luồn qua lõi ống chỉ như hình 48.4.
  • Dùng băng dính dán để giữ cố định que tăm vào ống chỉ.
  • Luồn dây cao su qua vòng đệm và quấn quanh bút chì.
  • Vặn bút chì để xoắn dây cao su
  • Đặt ống chỉ trên một bề mặt mịn và thả tay giữ bút chì ra.

a.Tại sao ống chỉ lăn được?

b. Làm thế nào để ống chỉ lăn xa hơn?

Ống chỉ biết lăn

Trả lời:

a. Ống chỉ lăn được, vì:

  • Khi chúng ta vặn bút chì sẽ làm sợi dây cao su bị xoắn tức là dây cao su bị biến dạng đàn hồi và sinh ra lực đàn hồi để chống lại nguyên nhân bị biến dạng.
  • Khi bỏ tay giữ bút chì ra thì lập tức dây cao su sẽ quay trở về hình dạng ban đầu bằng cách nhả các vòng dây đã bị xoắn làm cho bút chì bị xoay theo và ống cũng lăn theo.
  • Ở đây đã có sự chuyển hóa từ thế năng đàn hồi thành động năng.

b. Làm như sau để ống lăn xa:

  • Để ống chỉ lăn xa hơn thì ta cần xoắn dây cao su nhiều vòng hơn nữa nhưng không được vượt quá giới hạn đàn hồi của dây cao su.
  • Vì khi xoắn nhiều vòng hơn thì dây cao su bị biến dạng nhiều hơn dẫn tới thế năng đàn hồi lớn hơn và chuyển hóa hết sang động năng làm ống chỉ lăn xa hơn.
Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng

II. Định luật bảo toàn năng lượng

Câu 1

❓Một em bé đang chơi xích đu trong sân. Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy xích đu (Hình 48.6). Tại sao cần làm như thế?

Định luật bảo toàn năng lượng

Trả lời:

Muốn cho xích đu lên đến độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy vào xích đu vì trong quá trình chuyển động, xích đu và cậu bé va chạm với không khí và lực cản của không khi làm tiêu hao một phần năng lượng của cậu bé và xích đu. Do đó thi thoảng cần phải đẩy vào xích đu để nó lên độ cao ban đầu.

Câu 2

❓Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay Phiếu học tập) các từ hoặc cụm từ trong khung thích hợp với các khoảng trống, được đánh số thứ tự từ (1) đến (10). Ví dụ: (1) – thế năng.

a) Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ___(1)___

Khi quả bóng được thả rơi, ___(2)___ của nó được chuyển hóa thành ___(3)___

b) Quả bóng không thể nảy trở lại độ cao ban đầu, nơi nó được thả rơi, bởi vì không phải tất cả ___(4)___ của nó biến thành ___(5)___. Thực tế, luôn có một phần năng lượng của nó được chuyển hóa thành ___(6)___ và ___(7)___ trong khi va chạm.

c) Trong quá trình chuyển động của quả bóng, luôn có sự ___(8)___ từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Năng lượng toàn phần của quả bóng luôn được ___(9)___ không bao giờ ___(10)___ hoặc được tạo ra thêm.

Trả lời:

a) (1) – thế năng (2) – thế năng (3) – động năng

b) (4) – động năng (5) – thế năng

(6) – điện năng (7) – năng lượng âm

c) (8) – chuyển hóa (9) – Bảo toàn (10) – tự mất đi

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập