KHTN Lớp 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Giải KHTN 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo để trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 176, 177, 178.

Qua đó, còn giúp các em đề xuất được các giải pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 51 Chương IX: Năng lượng. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Phần mở đầu

❓Chỉ ra những chi tiết trong hình bên có sự lãng phí năng lượng. Em hãy đưa ra các gợi ý giúp điều chỉnh hoặc khắc phục sự lãng phí năng lượng đó.

Tiết kiệm năng lượng

Trả lời:

Sự lãng phí năng lượng trong hình là:

  • Trời sáng nhưng vẫn bật đèn.
  • Tivi không dùng nhưng vẫn mở
  • Hai nồi trên bếp đã sôi nhưng không tắt bếp
  • Ấm nước đã sôi nhưng không rút điện.

=> Cần phải tắt các thiết bị sử dụng năng lượng khi đã sử dụng xong hoặc khi không cần thiết.

Xem thêm:  "Lớp 6 KHTN: Thực hành tạo khóa lưỡng phân bằng tiếng Việt - Bài 23"

I. Tại sao cần tiết kiệm năng lượng?

Câu 1

❓Hãy nêu một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường.

Trả lời:

Một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường là:

  • Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
  • Sử dụng điều hòa khi cửa sổ vẫn mở.
  • Ban ngày, trời nắng nhưng không tận dụng ánh sáng mặt trời mà bóng đèn vẫn bật.
  • Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…

Câu 2

❓Hãy thảo luận về các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học.

Trả lời:

Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học:

  • Tắt các thiết bị điện khi ra về, khi không sử dụng.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày
  • Đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa.
  • Sử dụng nước hợp lí, không lãng phí
  • Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện

II. Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày

Câu 1

❓Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

d) Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

e) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

g) Bật tivi xem cả ngày.

h) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

i) Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa, …) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

Trả lời:

Những biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng là: a; b; c; d; e; h; i

Câu 2

❓Kẻ bảng 51.1 ra Phiếu học tập. Ghi các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã chọn ở câu 1 và đánh dấu “X” vào các cột thích hợp trong bảng. Ví dụ, biện pháp a) đã được đánh dấu “X” vào các cột mô tả tương ứng để minh họa.

Bảng 51.1

Biện pháp Tiết kiệm điện Tiết kiệm nước Tiết kiệm nhiên liệu Dùng nguồn năng lượng tái tạo
a) x ? x x
b) ? ? ? ?
? ? ? ?
Biện pháp Tiết kiệm điện Tiết kiệm nước Tiết kiệm nhiên liệu Dùng nguồn năng lượng tái tạo
a) x ? x x
b) x ? x ?
c) x ? x x
d) x ? x ?
e) x ? x ?
h) ? x ? x
i) x x x ?

Hoạt động

Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của một số bóng đèn có độ sáng như nhau.

Bảng 6.2

Loại đèn

Thời gian thấp sáng tối đa

Điện năng tiêu thụ trong 1h

Giá

Dây tóc

(220V – 75W)

1000 h

0,075 kW.h

5 000 đồng

Compact

(220V – 20W)

5000 h

0,020 kW.h

40 000 đồng

Dựa vào bảng số liệu về hai loại bóng đèn (Bảng 6.2), em hãy tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn trên trong 1 năm. Từ đó, đưa ra ý kiến của mình về việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Cho biết giá điện là 1 500 đồng/kW.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h.

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 24: Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

Trả lời:

1 ngày đèn hoạt động 12 giờ

1 năm = 365 ngày

Thời gian bóng đèn hoạt động trong 1 năm là:

t = 365.12 = 4380 (giờ)

* Bóng đèn dây tóc:

Số bóng đèn sử dụng trong 1 năm là:

n=\frac{4380}{1000}=4,38 (bóng)

Chi phí mua bóng đèn là:

4,38 x 5000 = 21900 (đồng)

Tiền điện phải trả là:

4380 x 0,075 x 1500 = 492750 (đồng)

* Bóng đèn compact:

Số bóng đèn sử dụng trong 1 năm là:

n=\frac{4380}{5000}=0,876 (bóng)

Chi phí mua bóng đèn là:

0,876 x 40000 = 35040 (đồng)

Tiền điện phải trả là:

4380 x 0,020 x 1500 = 131400 (đồng)

=> Cần hạn chế sử dụng bóng đèn sợi đốt và nên thay thế bằng bóng đèn compact để tiết kiệm điện và tiết kiệm tiền chi tiêu.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập