Lịch sử lớp 4 Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Lịch sử lớp 4 Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung

Giải Lịch sử 4 Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài, bài tập trong SGK Lịch sử – Địa lí 4 trang 63, 64.

Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử 4 thật thành thạo để chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 26 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 4 trang 64

Câu 1: “Chiếu khuyến nông ” quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao?

Xem thêm:  Đề thi Địa lí lớp 4 Bài 24: Thảo nguyên ven biển Trung Bộ.

Trả lời:

Quang Trung ban bố “Chiếu khuyến nông”, lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.

Câu 2: Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có lợi gì?

Trả lời:

Để việc mua bán được thuận tiện, Quang Trung cho đúc đồng tiền mới. Đối với nước ngoài, Quang Trung yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới, cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá. Đồng thời cho mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.

Câu 3: Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?

Trả lời:

Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước. Mong muốn của vua Quang Trung là nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.

Câu 4: Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?

Trả lời:

“Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”. Đó là ý tưởng nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung nói riêng và của triều đại Tây Sơn nói chung khi được thành lập trên cơ sở một phong trào nông dân rộng rãi chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Công cuộc xây dựng đất nước sau chiến thắng giặc Mãn Thanh đặt lên vai người lãnh đạo đất nước. Vua Quang Trung đã chứng tỏ mình chẳng những là nhà lãnh đạo kiệt xuất của phong trào Tây Sơn mà còn tỏ ra có bản lĩnh lẫn tầm chiến lược trong việc xây dựng đất nước văn hiến sau chiến thắng.

Xem thêm:  Lịch sử lớp 4 Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 64

Câu 1

Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung.

Trả lời:

Những chính sách về kinh tế và văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung:

  • Ban bố “Chiếu khuyến nông”
  • Đúc tiền mới, mở cửa biên giới
  • Đề cao chữ Nôm
  • Ban bố “Chiếu lập học”

Câu 2

Hãy nhớ lại các bài học trước để giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá.

Trả lời:

Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá là vì:

Sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, loạn lạc đã làm cho kinh tế đất nước bị tàn phá nặng nề. Đời sống nhân dân cực khổ. Văn hóa giáo dục không phát triển. Vua mong muốn có thể phát triển kinh tế, góp phần giữ vững chủ quyền dân tộc, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Lý thuyết bài Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung

Chính sách về kinh tế

  • Về nông nghiệp: Ban hành “chiếu khuyến nông” lệnh cho nhân dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
  • Về thương nghiệp:
    • Đúc đồng tiền mới
    • Yêu cầu nhà Thanh mở biên giới để người dân của hai nước tự do trao đổi hàng hóa.
    • Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
Xem thêm:  50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 4 với đáp án.

Chính sách về văn hóa – giáo dục

  • Về văn hóa:
    • Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm.
    • Coi chữ Nôm là ngôn ngữ chính thức của quốc gia.
    • Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước.
  • Về giáo dục: Ban bố “Chiếu lập học”.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập