Tập đọc Người ăn xin lớp 4 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Người ăn xin tiếng việt lớp 4 “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Người ăn xin – Tiếng Việt lớp 4

Lời giải bài tập Tập đọc: Người ăn xin trang 31 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Bài giảng: Người ăn xin – Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)

Bài đọc: Người ăn xin

Người ăn xin

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

– Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

(theo Tuốc-ghê-nhép)

Lọm khọm: (dáng vẻ) già yếu, lưng còng, chậm chạp.

Đỏ đọc: rất đỏ, như có pha sắc máu.

Giàn giụa: (nước mắt) tràn ra nhiều, không kiềm giữ được.

Thảm hại: (dáng vẻ) khổ sở, đáng thương.

Chằm chằm: (nhìn) chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi.

Nội dung chính Người ăn xin

Câu chuyện kể về bạn nhỏ thấy người ăn xin nghèo đói xin tiền mình, bạn rất muốn giúp nhưng không có tiền. Bạn đã nắm tay ông lão xin lỗi, ông rất cảm động và cảm ơn bạn. Bạn đã cho đi tình cảm, đó là một niềm an ủi lớn hơn đồng tiền.

Xem thêm:  Soạn bài Buổi học thể dục trang 89 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

Bố cục bài Người ăn xin

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn như sau:

Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cứu giúp

Đoạn 2: Tiếp theo đến không có gì để cho ông cả

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?

Trả lời:

Hình ảnh ông lão ăn xin thật tội nghiệp đáng thương.

Đó là một ông già lọm khọm, mắt đỏ dọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại, đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu.

Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Hành động và lời nói ân cần của cậu bé, chứng tỏ rằng tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

Trả lời:

Hành động lục tìm trong người minh xem còn có cái gì có thể cho ông lão và nắm chặt bàn tay run rẫy của ông cũng như lời nói chân thật của cậu bé, biểu hiện một tình thương bao la của cậu đối với ông lão. Cậu rất muốn chia sẻ cùng ông cụ, cảm thông với hoàn cảnh nghèo đói của ông. Nhưng cậu cũng đang rơi vào hoàn cảnh khốn khó. Tâm thì có mà lực thì không. Đúng là ” lực bất tòng tâm”. Cậu bé là một người có một tấm lòng nhân ái bao la.

Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói :” Như vậy là cháu đã cho lão rồi!” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

Trả lời:

Cậu bé không có cái gì cho ông lão về vật chất nhưng hành động và lời nói của cậu đã cho ông lão rất nhiều về tình thân. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, thương yêu nhau của những con người cùng cảnh ngộ

Xem thêm:  Cảm nhận Viếng lăng Bác siêu hay (21 mẫu + Sơ đồ tư duy) - Văn 9

Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ?

Trả lời:

Theo em, cậu bé cũng đã nhận được một lời cảm thông chia sẻ của ông lão – một yếu tố tinh thần đặc biệt của những người cùng cảnh ngộ hiểu nhau, thương nhau và sẻ chia cho nhau những bất hạnh trên đường đời

Nội dung : Ca ngợi lòng nhân ái và sự đùm bọc lẫn nhau giữa những con người cùng cảnh ngộ.

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 khác:

  • Tập đọc: Thư thăm bạn (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì

  • Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà

  • Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức (trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo

  • Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu

  • Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp …

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết (trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Tìm các từ

  • Tập làm văn: Viết thư (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi …

Trắc nghiệm Tập đọc: Người ăn xin (có đáp án)

Câu 1: Khi đang đi trên phố, cậu bé gặp chuyện gì?

A. Gặp một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt.

B. Thấy một cụ gìa bị nghi ngờ là ăn xin rồi bị đuổi đánh.

C. Thấy một người ăn xin bị nghi ngờ là trộm tiền rồi bị đuổi đánh.

D. Gặp một cụ già đang ngồi co ro trong góc tường với tấm áo mỏng manh.

Câu 2: Con hãy điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau:

Xem thêm:  Top 10 Bài văn nghị luận xã hội về lòng vị tha (lớp 9) hay nhất

Xấu xí nước mắt tái nhợt đỏ đọc tả tơi sưng húp rên rỉ

Đôi mắt ông lão _____ và giàn giụa ______. Đôi môi _______, áo quần _______ thảm hại …….Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành ______ biết nhường nào!

Ông già chìa tay trước mặt tôi bàn tay ______, bẩn thỉu. Ông ______ cầu xin cứu giúp

Câu 3: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

A. Ông lão già lọm khọm.

B. Đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt.

C. Đôi môi tái nhợt.

D. Mái tóc bạc trắng, xơ xác.

E. Quần áo tả tơi, thê thảm.

F. Hình dáng xấu xí.

G. Da mặt nhăn nheo, thôi ráp.

H. Bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Giọng rên rỉ cầu xin

Câu 4: Trước tình cảnh đáng thương của ông lão, cậu bé đã có hành động gì?

A. Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên lục hết túi nọ tới túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có khăn tay. Trên người không có chút tài sản nào cả.

B. Chạy đi tìm mẹ để cho ông lão một chút tiền.

C. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão.

D. Nắm chặt tay rồi tặng cho ông lão chiếc mũ của mình.

Câu 5: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

A. Cậu bé chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông lão, muốn giúp đỡ ông lão.

B. Cậu bé thấy ông lão thật đáng thương, muốn giúp đỡ ông lão.

C. Ông lão trong mắt cậu bé là một người thật khốn khổ và bất hạnh.

D. Cậu bé chỉ mong kiếm một cái gì đó cho ông lão để ông lão biến mất trước mặt cậu cho nhanh.

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Văn mẫu lớp 4
  • Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4
  • Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 có đáp án

Mua hàng giảm giá Shopee Mã code

  • XMen For Boss chỉ 60k/chai
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k