Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 23

Photo of author

By THPT An Giang

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Tuần 23 – Có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các dạng bài tập sau đây bám sát chương trình học trên lớp để các em học sinh củng cố toàn bộ kiến thức đã học.

I. Luyện đọc diễn cảm

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM)

II. Đọc hiểu văn bản

  1. Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?

    • A. lạnh nhạt
    • B. tệ bạc, thờ ơ
    • C. ghen ghét nhau.
    • D. hòa thuận.
      Chọn D
  2. Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?

    • A. Giúp đỡ, quan tâm nhau
    • B. Hòa thuận với nhau
    • C. Ghen ghét, đố kị lẫn nhau
    • D. Không yêu thương nhau
      Chọn D
  3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao?

    • A. khóc thương
    • B. tức giận
    • C. thờ ơ
    • D. buồn phiền
      Chọn D
  4. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?

    • A. cho thừa hưởng cả gia tài
    • B. trách phạt
    • C. lấy ví dụ về bó đũa.
    • D. giảng giải đạo lí của cha ông
      Chọn C
  5. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

    • A. Ông dùng dao để cưa.
    • B. Ông bẻ gãy từng chiếc một.
    • C. Ông cũng không bẻ gãy được bó đũa.
    • D. Ông thuê lực sĩ về bẻ
      Chọn B
  6. Câu chuyện khuyên em điều gì?

    • A. Anh em mạnh ai người nấy sống.
    • B. Anh em phải đoàn kết yêu thương nhau.
    • C. Anh em khi ăn cơm cần có đũa.
    • D. Anh em cần hợp lực để bẻ được bó đũa
      Chọn B
Xem thêm:  Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 26

III. Luyện tập

  1. Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào trong đó tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào chỗ chấm.

    • gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập, gia chủ
      Các từ trong đó tiếng gia có nghĩa là nhà: gia cảnh, gia quyến, gia chủ.
  2. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới:

    • mắc cỡ, cảm động, tuyên dương
    • khen ngợi, xúc động, xấu hổ
      Mắc cỡ – xấu hổ
      Cảm động – xúc động
      Tuyên dương – khen ngợi
  3. Đặt hai câu trong đó có sử dụng cặp từ có nghĩa giống nhau. Gạch chân cặp từ đó.

    • M: Một đám mây to lớn xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi hùng vĩ.
    • Câu chuyện cảm động của bạn Lan khiến cho ai nghe cũng phải xúc động.

Đăng bởi: THPT An Giang
Chuyên mục: Học Tập