Lý thuyết Sinh học 11 Bài 23: Hướng động

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Sinh 11 bài 23 lý thuyết “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 23: Hướng động

Bài giảng: Bài 23: Hướng động – Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

I. HƯỚNG ĐỘNG LÀ GÌ?

– Ở thực vật, phản ứng đối với kích thích có thể là sự vận động của cơ quan như cuống lá, thân hoặc tua hướng tới hoặc tránh xa nguồn kích thích như ánh sáng, hóa chất…

– Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng. Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của các tác nhân kích thích.

– Hướng động có 2 loại chính : hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích)

+ Hướng động dương xảy ra khi các tế bào ở phía không được kích thích (phía tối) sinh trưởng nhanh hơn so với các tế bào được kích thích (phía sáng).

Xem thêm:  TOP 184 bài văn Tả người thân lớp 5

+ Hướng động âm xảy ra khi các tế bào ở phía được kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với tế bào không được kích thích

II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG

Hướng động có các kiểu tương ứng với tác nhân kích thích, ví dụ như hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa…

1. Hướng sáng

Hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân (cành) hướng về phía ánh sáng : thân cây uốn cong về phía nguồn sáng, thân cây có hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại, nên rễ cây có hướng sáng âm.

2. Hướng trọng lực

Phản ứng của cây đối với trọng lực gọi là hướng trọng lực. Đỉnh rễ cây sinh trưởng theo hướng của trọng lực gọi là hướng trọng lực dương. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng ngược lại hướng của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm.

3. Hướng hóa

– Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp lại tác động của hóa chất.

– Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự phát triển (hướng hóa dương) và tránh xa nơi có hóa chất độc hại với nó (hướng hóa âm).

4. Hướng nước

– Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước

– Hướng nước và hướng hóa xác định sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước và phân bón.

5. Hướng tiếp xúc

– Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

Xem thêm:  Lời chúc xông đất, xông nhà đầu năm 2023

– Phần lớn các loài cây dây leo như cây nho, cây bầu, đậu côve… có tua quấn. tua quấn vươn thẳng đến khi tiếp xúc với giá thể. Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía không tiếp xúc của tua làm cho nó quấn quanh giá thể.

III. VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG

Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới các điều kiện môi trường thuận lợi giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Xem thêm lý thuyết Sinh học lớp 11 hay nhất, chi tiết khác:

  • Lý thuyết Bài 24: Ứng động
  • Lý thuyết Bài 26: Cảm ứng ở động vật
  • Lý thuyết Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
  • Lý thuyết Bài 28: Điện thế nghỉ
  • Lý thuyết Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Mua hàng giảm giá Shopee Mã code

  • XMen For Boss chỉ 60k/chai
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k