Sinh học 10: Ôn tập chương 6

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Sinh học 10: Ôn tập chương 6

Giải bài tập Sinh 10 Ôn tập chương 6 Virus và ứng dụng sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 156.

Giải Sinh 10 Ôn tập chương 6 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Ôn tập chương 6 trang 156, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Giải Sinh 10 Ôn tập chương 6 trang 156 Virus và ứng dụng

Bài 1

Tìm ví dụ minh họa cho các loại virus theo nội dung bảng sau:

Lời giải

Các loại virus

Ví dụ minh họa

Virus trần

Ebola Virus, Tobacco mosaic virus, Poliovirus,…

Virus có vỏ

Herpes virus, HIV, virus cúm, HBV, corona virus,…

Virus có cấu trúc khối

Andeno, Hecpet, HIV, Influenza, Poliovirus,…

Virus có cấu trúc xoắn

Tobacco mosaic virus, Rhabdovirus, Morbillivirus,…

Virus có cấu trúc hỗn hợp

Variola virus, phage T2, phage T4,…

Bài 2

Hãy kể tên một số virus gây bệnh ở người và chỉ ra các thụ thể trên tế bào vật chủ của các virus này.

Xem thêm:  Sinh học 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Lời giải

Virus Thụ thể
Virus Ebola DC-SIGN
Virus HIV CD4
Virus SAR-CoV-2 ACE2
Virus viêm gan B (HBV) NTCP
Virus dại Acetylcholine
Virus sởi CD150

Bài 3

Hãy trình bày các biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc và từ mẹ sang con.

Lời giải

Biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường hô hấp:

– Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,…

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

– Giữ vệ sinh nhà cửa và các vật dụng sạch sẽ.

– Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

• Biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường tiêu hóa:

– Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh.

– Không dùng chung bát, đũa, li uống nước,… với người khác.

• Biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường tiếp xúc:

– Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.

– Tiệt trùng các dụng cụ y tế, không dùng chung bơm, kim tiêm.

– Tránh tiếp xúc với các động vật truyền bệnh.

– Khử trùng các đồ dùng hằng ngày.

• Biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường từ mẹ sang con:

– Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai.

– Nếu cơ thể mắc bệnh virus nên sử dụng thuốc và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới mang thai.

-Nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con;…

Xem thêm:  Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân thực

Bài 4

Hãy kể tên các loại vaccine virus được sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp.

Lời giải

Một số loại vaccine virus được sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp:

On tap chuong 7

Bài 5

Báo điện tử Nhân Dân, ngày 9/11/2006 đã đưa tin: “Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn (VL) và lùn xoắn lá (LXL) đang tăng rất nhanh. Đầu vụ hè thu mới có 456 ha nhiễm bệnh, đến cuối vụ đã tăng 78 lần, đến ngày 3/10/2006 tăng lên 60 nghìn ha (131 lần). Và 72 nghìn ha là số thống kê để báo cáo cho đợt họp giao ban chống rầy ngày 18/10/2006 của ngành Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. (https://nhandan.com.vn/khoa-hoc/giai-phap-phong-tru-ray-nau-sinh-benh-vang-lun-và-lun-xoan-la-588344)

a) Theo em giữa rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có liên quan gì với nhau không?

b) Em hãy đánh giá về tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong trường hợp trên.

c) Hãy đề xuất biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa.

Lời giải

a) Rầy nâu chính là vật chủ trung gian truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

b) Tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong trường hợp trên là rất nhanh và khó kiểm soát: Một con rầy nâu đã bị nhiễm bệnh có thể truyền sang cả bụi lá. Sau đó, đàn rầy lại hút nhựa của cây lúa bệnh rồi lan truyền sang các cây lúa lành (mật độ hàng nghìn con/bụi). Đàn rầy này có thể theo chiều gió bay đến nhiều nơi xa hơn, làm cho tốc độ lây nhiễm bệnh ngày càng tăng

Xem thêm:  Bài 27 Sinh học lớp 10: Ví dụ về vi sinh vật áp dụng trong thực tế.

c) Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa:

– Diệt trừ rầy bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học kết hợp với sử dụng thiên địch như vịt, cá rô phi, cá mè,…

– Sử dụng các giống lúa kháng rầy như OMCS 2000, OM4498, OM576…

– Tiêu huỷ ruộng lúa bị bệnh: Những ruộng lúa đã nhiễm bệnh trên 30% thì nên tiêu hủy (nếu lúa chưa đến 45 ngày) bằng cách phun thuốc triệt sinh cho lúa chết hoặc trục nhấn vùi toàn bộ thân lá lúa xuống bùn.

– Gieo trồng theo thời vụ thích hợp: Thời gian giữa vụ lúa này sang vụ kế tiếp cách nhau ít nhất 1 tháng, nên chuyển sang trồng luân canh một vụ cây màu để bẻ gãy chuỗi thức ăn của rầy.

– Vệ sinh đồng ruộng: Phát sạch gốc rạ, vùi lúa còn sót lại và đốt đồng không cho lúa chét phát triển; diệt các loài kí chủ phụ của rầy nâu như lá hoang, cỏ gấu, cỏ lồng vực;…

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập